Nhật ký cho con yêu

Những dòng chữ này sẽ theo cùng con trong suốt cuộc đời. Đây sẽ là món quà vô giá của Ba Mẹ dành cho con. Hãy cố gắng con nhé!

Nhật ký cho con yêu
Thực ra Mẹ cũng không có ý định ghi lại những dòng chữ này, nhưng ngày hôm nay: 13/10/2009, mẹ đọc được chuyên mục: “ Quà tặng tháng 9” trên mạng, trong đó có đăng bài nhật ký của Mẹ MC ghi lại quá trình can thiệp cho MC thì Mẹ lại thay đổi ý định. Và có lẽ một mặt Mẹ phải nhớ ra, ghi lại cái cảm giác ban đầu khi phát hiện ra con có những triệu chứng bệnh, một mặt Mẹ phải thực sự cố gắng đặt ra những điểm mốc, mục tiêu quan trọng hướng cho con phải đạt được. Có như vậy, Mẹ mới hy vọng Con gái của Mẹ có thể trở thành cô con gái xinh đẹp và phát triển được như bao bạn cùng lứa khác.
Nhật ký cho con yêu

Thực ra Mẹ cũng không có ý định ghi lại những dòng chữ này, nhưng ngày hôm nay: 13/10/2009, mẹ đọc được chuyên mục: “ Quà tặng tháng 9” trên mạng, trong đó có đăng bài nhật ký của Mẹ MC ghi lại quá trình can thiệp cho MC thì Mẹ lại thay đổi ý định. Và có lẽ một mặt Mẹ phải nhớ ra, ghi lại cái cảm giác ban đầu khi phát hiện ra con có những triệu chứng bệnh, một mặt Mẹ phải thực sự cố gắng đặt ra những điểm mốc, mục tiêu quan trọng hướng cho con phải đạt được. Có như vậy, Mẹ mới hy vọng Con gái của Mẹ có thể trở thành cô con gái xinh đẹp và phát triển được như bao bạn cùng lứa khác.

Những dòng chữ này sẽ theo cùng con trong suốt cuộc đời. Đây sẽ là món quà vô giá của Ba Mẹ dành cho con. Hãy cố gắng con nhé!

a. xuất phát điểm

– Ngày 20/09/2006 Con gáI Trần Thu Hà ra đời tại BV Bà Mẹ và Trẻ em Hà Nội.

– Cân nặng: 3.7 kg (quá đạt yêu cầu, trong khi Chị Hà Thu lúc sinh chỉ có 3,2kg) và hoàn toàn khoẻ mạnh

– Trong 1 năm đầu Bé Hà thường xuyên ốm vặt, chủ yếu là các bệnh về mũi họng. Đặc biệt Bé có cơ địa dị ứng với thời tiết rất rõ ràng, da dễ bị nổi mẩn khi bị các con côn trùng cắn. Bé thường xuyên phảI dùng các loại thuốc kháng sinh, siro chữa các bệnh về viêm họng.

– Thời gian này bác sỹ chuẩn đoán con bị hen phế quản, phảI dùng thuốc xịt dự phòng thường xuyên, hàng ngày vào những thời gian nhất định. Và đã có hiệu quả rõ rệt, tần suất bệnh của con giảm hẳn đi.

– 1 năm đầu, con phát triển bình thường, Mẹ nhớ có lần, khoảng 10 tháng, khi Mẹ đI từ tầng 1 lên tầng 2 Mẹ còn nghe thấy tiếng con gọi Mẹ. Cảm giác thật ngạc nhiên, vì chị Hà Thu của Con đến gần 2 tuổi mới biết nói.

– Thế nhưng từ đó cho đến khi con được 1.5 tuổi (20 tháng) Mẹ nhận thấy con không hề phát triển ngôn ngữ thêm và những từ đã nói thì hoàn toàn con không nói nữa. Lúc này Mẹ bắt đầu lo lắng

– Bạn thân của Mẹ: Cô Mai Anh ở HảI Phòng cũng có đứa con bị bệnh Tự kỷ (Cu Minh). Mẹ hoàn toàn không biết gì về bệnh này, và tự mò mẫm xem trên mạng. Càng tìm hiểu về bệnh này Mẹ càng giật mình, vì sao con gáI mình lại có những biểu hiện giống như thế?

, ghê ghớm khi bất ngờ bị ai đó lấy đI những đồ vật đó trong lúc Bé đang cầm.

+ Không có phản ứng: Gọi tên Bé, bé không bao giờ quay lại, thích thì quay lại , không thì thôi. Hoàn toàn không hiểu các câu nói, câu hỏi của ngừoi thân. Không làm theo điều người thân sai khiến

– + Không biểu lộ tình cảm: Khi buồn, vui.. không biểu lộ qua ánh mắt, qua nét mặt. Ba Mẹ đI làm về Những biểu hiện đó là:

+ Bé chơI một mình: Không thích chơI, tiếp xúc với người lạ, ít khóc, và hầu như chỉ chơI một mình, lang thang trong nhà. Ngay cả có chị gáI lớn (5 tuổi) nhưng Bé cũng không thích chơI cùng. Chỉ thích chơI những đồ vật vô tri vô giác như: hộp sữa, kem đánh răng, bàn chảI đánh răng, chai lọ, không chơI những đồ chơI thông thường. Và đặc biệt Bé phản ứng rất mãnh liệtcũng không vồn vã vui vẻ mà vẫn rất bình thường. Giao tiếp bằng mắt rất kém. Rất nhiều lần con nhìn Mẹ nhưng Mẹ cảm giác không tiếp nhận được ánh mắt nhìn ấy, cảm giác như con đang chìm vào một thế giới nào đó của riêng con, mông lung, xa xăm lắm.

+ Không biết bắt chước hành động của ngừơI khác: VD như giơ tay, đứng lên, ngồi xuống, nhảy, múa..

+ Không biết chỉ tay vào các đồ vật quen thuộc. Không nhận biết được các bộ phận đơn giản của cơ thể như: mắt, mũi, tay chân…

+ Đặc biệt thích chương trình quảng cáo.Dù đang làm gì, ở đâu nhưng mỗi khi nghe thấy tiếng nhạc quảng cáo là ngay lập tức con quay lại, xem chăm chú cho bằng được.

+ Tính ăn vạ: CáI tính này thì thật là khủng khiếp, cả nhà ai cũng phảI sợ. Có lần con ăn vạ vì không lấy được cáI mình muốn, con khóc đến 2-3h đồng hồ. Có những đêm con khóc ăn vạ từ 1h đêm đến 3h sáng, sau đó thì mệt quá ngủ thiếp đi. Không một ai có thể làm con thôI khóc được. Ba đã phảI dùng đến biện pháp nhốt con trong phòng một mình với bóng tối để cho con phảI sợ.

.v.v….

b. Phản ứng của gia đình

– Người đầu tiên nhận biết những phát triển không bình thường của con là Mẹ. Lúc đó Mẹ đã rất lo lắng và không hiểu tại sao. Mẹ tự tìm hiểu trên mạng, qua Cô Mai Anh.Và chỉ tìm hiểu qua các kênh đó, tại sao con biết không?

– Vì khi đó cáI bệnh tự kỷ là cáI bệnh hoàn toàn mới, trong gia đình và người thân của gia đình mình không một ai biết. Và nếu biết thì cũng không muốn cáI bệnh đó liên quan đến gia đình. Nó như cáI tên bệnh truyền nhiễm mà ai cũng sợ

– CáI bệnh này theo thông số của thế giới: Đến 90% cha mẹ không nhìn nhận, không công nhận bệnh của con mình, đó chính là điều đáng lo ngại nhất, vì các bậc cha mẹ không tự vượt lên được sự sĩ diện của bản thân mà chữa bệnh cho con

– Mẹ đã tâm sự, đem sự lo lắng của mình nói cho Ba. Ba đã gạt ngay đI, Ba tin là con vẫn phát triển bình thường, chỉ đơn thuần là chậm nói giống như chị của con trước kia. Mẹ nhớ, có lần Ba còn nói với Mẹ: Em lo lắng vừa thôI, không thì chính sự lo lắng ấy nó sẽ ám bệnh vào con mình.

– Từ đó, Mẹ không nói với Ba về chuyện này nữa. Tuy nhiên Mẹ vẫn một mình âm thầm tìm hiểu và ngày càng khẳng định con bị mắc chứng bệnh hiếm hoi: Bệnh tự kỷ.

– Cho đến một ngày, con bị sốt, viêm họng, mẹ đưa con đến khám BS Điển , là bác sỹ chăm sóc cho các con từ khi các con lọt lòng. Mẹ đã giãI bày những lo lắng với anh ấy. Bác sỹ khuyên mẹ hãy đến BV Nhi TW làm các xét nghiệm. Nếu may mắn không phảI thì cũng giảI toả được tâm lý, còn nếu chẳng may phảI thì còn biết phương hướng mà chữa bệnh cho con.Vì thực ra Mẹ cũng hiểu cáI bệnh này để càng lâu thì khả năng chữa khỏi càng khó, thời gian rất quan trọng.

– Ngày hôm sau, Mẹ và Cô bé đưa con lên Viện Nhi TW làm test. Trong thâm tâm, Mẹ đã được chuẩn bị những tình huống xấu nhất, mẹ đã chuẩn bị tinh thần nhưng con biết không, qua các xét nghiệm, khi Bác sỹ kết luận con bị tự kỷ, 38 điểm, mức điểm ở ngưỡng đầu tiên của dấu hiệu bị nặng, Mẹ không thể kềm chế được nữa. Mẹ đã khóc, khóc to khi bác sỹ nói rằng: Chỉ có người Mẹ mới có thể đưa con trở về hoà nhập với cộng đồng.

– Mẹ hoàn toàn bị suy sụp từ hôm đó, Mẹ như đứng ở ngã ba đường, không biết phảI đI theo hướng nào để chữa bệnh cho con, không biết tương lai của con sẽ ra sao. Mẹ cũng không biết phảI bắt đầu như thế nào nữa.. CáI tâm trạng đó có lẽ không bao giờ mẹ có thể quên được.

– Cô Bé là chính là người đã báo tin cho Ba biết về kết quả xét nghiệm chứ không phảI là Mẹ, Mẹ không còn tâm trạng nào nữ

c. Chặng đường gian nan tìm trường cho con học

– Ngay ngày hôm khám bệnh tại BV Nhi TW, mẹ đã đăng ký cho con được chữa bệnh tại BV, nhưng theo lịch sắp xếp của BV thì phảI sau 5 tháng nữa, con mới được theo học vì có rất nhiều trẻ theo học, có từ cả các tỉnh xa lên nữa. Mẹ bất lực, cầu cứu đến BS Điển. Anh ấy nói sẽ can thiệp để cho con được học vì những đóng góp của Cơ quan Ba cho bệnh viện và vì uy tín của Ba nữa, tuy nhiên anh ấy cũng nhấn mạnh lại rằng, chỉ có ngừoi Mẹ là quan trọng nhất để đưa con về với cộng đồng.

– Trách nhiệm nặng nề quá đúng không con? Trưa hôm đó, Mẹ ru con ngủ, nhìn con ngủ, mệt mỏi, khuôn mặt không có cảm giác mà Mẹ bật khóc. Mẹ khóc cho con, khóc cho Mẹ, khóc cho hoàn cảnh trớ trêu của mình. Mẹ thèm mong tiếng gọi Mẹ của con, Mẹ thèm mong có Ông Tiên Bà Bụt bất ngờ xuất hiện ban phep mầu cho con được phát triển bình thường như những đứa trẻ khác, cho mẹ có được niềm hạnh phúc bình yên như những bà mẹ bình thường khác. Khóc mãI rồi Mẹ cũng tự hiểu rằng chỉ có Mẹ mới là chỗ dựa vững chắc của con, mới có thể tiếp sức cho con được mà thôi.

– Mẹ biết rằng mình phảI bắt đầu chiến đấu với hoàn cảnh.Và việc đầu tiên là tìm trường cho con học, chứ không thể chờ, phụ thuộc vào sự can thiệp, trị liệu của Bệnh viện.

– Mẹ tìm trên mạng được tên của 4 trường học, trong đó có 1 trường Mẹ thấy ổn là trường Ban Mai ở Thanh xuân. Có 1 địa chỉ ở Kim Ngưu (đó chính là nơI con đang học bây giờ).

– Tối đó Mẹ cùng Ba đI taxi đến nhà Cô giáo Phượng ở Kim Ngưu. Lúc nói đI, Ba thì có vẻ ngần ngại, còn Bà Nội thì có vẻ không muốn cho con đI vì tối khuya. Nhưng mẹ vẫn quyết định, cho dù Ba không đI cùng Mẹ thì Mẹ vẫn bế con đI một mình xem thế nào.

– Đến đó Mẹ nghe Cô Phượng nói về căn bệnh Tự kỷ. Cô giáo cũng quan sát con và nhận xét như ở BV. Tuy nhiên cả Mẹ và Ba đều có cảm giác học ở đây không ổn, vì cơ sở vật chất nghèo nàn, không có gì cả, thấy toàn tranh, ảnh.. Thực ra vì Mẹ không biết phương pháp dạy dành cho trẻ tự kỷ, mặt khác cả Ba và Mẹ đều nghĩ rằng trường cho trẻ con học phảI được trang trí nhiều màu sắc, cơ sở vật chất phảI tốt, phảI đoàng hoàng, cả Ba và Mẹ đều đã quen với việc các con của Ba Mẹ phảI được học hành ở những nơI tốt nhất, đoàng hoàng nhất. Chính vì thế nên đối với cơ sở này Mẹ đã quyết định sẽ không quay lại. Và Mẹ đã không biết rằng đó chính là quyết định sai lầm của mình.

– Mẹ cũng tìm được 1 cơ sở nữa, trung tâm giáo dục, dạy trẻ khuyết tật HN, tên là NT. Mẹ cũng đưa con đI thăm khám ở đó và quyết định cho con theo học theo h, từ 4h đến 5 h, một tuần 4 buổi. Các thời gian còn lại vẫn phảI cho con học trường Mầm non.

– Theo tính toán của Mẹ, con sẽ theo học thử ở đó khoảng thời gian ngắn. Mẹ sẽ đánh giá và theo dõi sát con hàng ngày, sau đó Mẹ sẽ điều chỉnh lại thời gian phù hợp.Về công việc của mình, Mẹ sẵn sàng hy sinh cho con, cả Cô bé nữa, tất cả đều sẵn sàng cho con

– Mẹ đưa con đI học theo lịch, nhưng những buổi học đó đều phảI có mẹ theo cùng, con không theo cô giáo, chỉ ôm lấy mẹ và đòi về. Con không tham gia các trò chơI cô giáo bày ra. 1h trôI qua rất lãng phí, không thể dạy con được gì.

– 1 buổi, rồi 2, 3.4.. con vẫn vậy, chỉ có quen cô giáo một chút, nhưng Mẹ vẫn phảI ở bên cạnh con. Mẹ sốt ruột hỏi cô phương pháp dạy: Cô giáo nói: cho đến khi nào con tách được Mẹ, chơI được với cô, thì lúc đó mới dạy con được

– Cho đến một ngày, phảI nói rằng đó là ngày may mắn của cả hai mẹ con mình. Mẹ nhầm lịch học của con, đến trùng với lịch dạy học cho một bé gáI nữa hơn con 1 tuổi. Đáng lẽ Mẹ phảI về, nhưng Mẹ xin cô vẫn cho con học vì xa quá. Mẹ lên cùng con. Bé gáI học cùng con, lớn hơn con, mẹ nhận thấy chơI các trò chơI tương tác với Cô rất tốt, không cần người thân lên cùng. Nhưng suốt buổi học cô giáo cũng không dạy gì thêm, vẫn chỉ chơI cùng với bé gáI ấy. Mẹ bắt đầu hơI nghi ngờ. Mẹ tìm hiểu về bé gáI ấy, nói chuyện với Bà nội của bé thì được biết, Bé ấy đã theo học được 4 tháng, nhưng vẫn chưa nói được gì. Đến lúc này thì Mẹ hiểu ra rằng trung tâm này không thể học được, không đúng theo những gì các cô giáo nói với mẹ, vì với con, thời gian rất quan trọng.

– Mẹ quyết định cho con nghỉ học ở đó và tiếp tục tìm hiểu trên mạng về phương pháp học đối với trẻ Tự kỷ. Mẹ biết rằng phương pháp hiệu quả nhất mà hiện nay ở trên thế giới các nước đang áp dụng đó là dạy bằng hình ảnh, tức là bằng các thẻ ảnh. Trẻ tự kỷ đặc biệt không được tiếp xúc với màu sắc vì giao tiếp bằng mắt của trẻ tự kỷ rất kém, do đó không được trang trí lớp học của trẻ tự kỷ như những lớp học cho trẻ mầm non bình thường khác. Cho đến lúc này thì mẹ mới hiểu ra lớp học của Cô giáo Phượng chính là lớp học chuẩn nhất đúng theo phương pháp cho con.

– Mẹ vội vàng đến gặp C. Phượng năn nỉ, nài xin cô bố trí thời gian cho con được học.

Và từ đây con gáI Mẹ đã thực sự bắt đầu thay đổi

Kỳ I: nhật ký chặng đường học tập : Từ th01 đến Th 07/2009

Phương thức can thiệp:

Thời gian

– Trên lớp: Từ tháng 1/2009 đến tháng 3/2009: 1 tuần 4 buổi từ 8h30 đến 10h30 hoặc từ 3h dến 5h chiều. Thời gian còn lại trong ngày là học ở trường Mầm non Linh Đàm

– Từ tháng 4/2009 đến tháng 7/2009: Học cả ngày ở trung tâm. Nghỉ bảo lưu ở trường Mầm non

– ở nhà: Buổi tối chỉ can thiệp bằng các bài vận động thô.

Phương pháp học tập:

– Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng, các bài vận động thô: Bò, chạy, làm chéo, kéo đai, đu xà, thở mặt nạ..

– Thực hiện các bài vận động tinh

– Học tập qua các thẻ hình ảnh (Phương pháp chụp ảnh), thực hiện lệnh.

Nhận xét, đánh giá:

Với những kết quả đạt được trong khoảng thời gian này, cả gia đình, người thân ai cũng nhận thấy ở Con có sự thay đổi hoàn toàn. Những điểm mốc con đã đạt được là:

1. Trong vòng 3 tháng đầu: Từ T1/2009 đến hết tháng 3/2009:

– Đã hiểu được lệnh chỉ tranh, phân biệt và chỉ được tranh theo yêu cầu

– Thực hiện được một số lệnh bắt chước: Đứng lên, ngồi xuống, giơ tay lên, chìa tay ra xin, há miệng, thè lưỡi.

– Đã đáp ứng được một số lệnh đơn giản: yêu cầu lấy một số đồ vật quen thuộc ở khoảng cách gần

– Bắt đầu bật được âm,

+ 1 tháng đầu: phát âm được một số từ đơn giản: A, u, I, ạ, yêu, xin, bye.

+ 2 tháng sau: Bật âm được những từ khó hơn: ba, bà, cá, mèo, chó (các con vật quen thuộc).

– Bắt đầu biết tư duy đơn giản: Khi cô giáo hát thì cũng biết vỗ tay theo nhạc. Khi nào hát xong bài thì biết vỗ dồn dập kết thúc.

– Khi đI ra ngoài nhìn thấy các con vật quen thuộc mà con đã được học thì lập tức con nói đúng tên: Gà, cá, mèo, chó, tôm.

– Bắt đầu hoà nhập: Cầm tay với các bạn khi có yêu cầu chơI nhóm. Về nhà đã biết chơI trò chơI cùng với chị gáI, chơI với người thân. Không còn đI lang thang hoặc tự chơI một mình

– Giao tiếp mắt tốt lên rất nhiều: Buồn, vui, cáu, giận đều thể hiện rõ ràng. Không còn lờ đờ hoặc nhìn vô hình vào một chỗ như trước.

– Phản ứng nhanh và chính xác hơn: Gọi tên quay lại ngay.

– Ngôn ngữ hiểu: Mọi yêu cầu, lời nói của cô giáo, ngừoi thân đối với con thì con đều đã hiểu được hơn rất nhiều và đang cố gắng thực hiện theo lệnh.

– Nhận biết được các đồ vật quen thuộc xung quanh và gọi tên đúng: ti vi, điện thoại, đèn, tủ…

– Nhận biết và chỉ đúng, nói được bộ phận cơ thể: mắt, mũi, miệng, tay chân, tóc, ti, rốn..

– Nhận biết được một số phương tiện giao thông cơ bản: xe ô tô, xe máy, xe đạp..

– Biết quan tâm chú ý đến hoạt động của mọi người xung quanh và còn làm lại theo đúng vậy

– Bắt đầu thể hiện một số đức tính tốt : ngăn nắp, nền nếp, chịu khó vào bàn học, tập trung và rất tự giác học bài.

2. Trong vòng 4 tháng sau: Từ T4/2009 đến hết tháng 7/2009:

– Ngôn ngữ hiểu: Hiểu được tất cả những gì cô giáo và người thân yêu cầu, thực hiện theo yêu cầu.

– Ngôn ngữ nói: Bắt đầu chủ động nói những gì con biết, con muốn. Nhận biết được một số đặc tính chức năng của con vật, đồ vật. Nói được câu 2 từ hoặc 3 từ (ít). Biết liên hệ được từ tranh ra các đồ vật thực.

VD: Con mèo thì kêu: Meo meo, con chó thì sủa gâu gâu, con vịt kêu Cạc cạc, con lợn kêu ụt ịt. Khi mẹ giơ tranh có hình đôI tất thì con biết giơ chân ra, hoặc hình cáI kính thì con chỉ lên mắtv.v.v

– Phân biệt được một số màu sắc cơ bản: Xanh, đỏ, vàng tím..

– Giao tiếp mắt: tiến bộ rất nhanh: Chủ động nhìn vào ngừơI đối diện, tập trung nhìn theo tay cô giáo chỉ. Thể hiện rất rõ tình cảm, cảm xúc qua mắt

– Bắt chước tốt tất cả các hành động của ngừơI khác, chủ động làm theo

– Biết chơI các trò chơI giả vờ: Giả vờ ăn, cho búp bê ăn…

– Hoà nhập: Con thích học và chơI cùng các bạn, để ý đến hoạt động của các bạn . Cầm tay các bạn chơI, hướng dẫn các bạn chơI trò chơI cùng.Tuy nhiên có sự phân biệt với các bạn, bạn nào con thích thì con chơI và chia sẻ đồ ăn cho các bạn, còn bạn nào không thích thì còn cả không ngồi cùng nữa.

– Rất tự giác học tập và chơI các trò chơI tương tác tốt.

– Biết quan tâm đến hoạt động xung quanh và thực hiện rất nguyên tắc nếu đã làm trước đó rồi: VD: Đến giờ ăn thì lấy ghế của mình, của các bạn, của cô giáo.Tự giác cất gọn đồ đạc ngăn nắp, đúng vị trí..

– Biết chia sẻ với các bạn những gì mình có: ăn bim bim chia ra cho các bạn..

– Bắt đầu được học và làm quen với Toán: Cao thấp, to nhỏ, lớn bé, phảI tráI, trước sau. Tuy nhiên còn nhầm lẫn.

– Tự xúc cơm ăn lấy còn rơI vãi.

– Ghép hình và chơI được một số trò trơI mang tính tư duy

Kỳ 2: nhật ký chặng đường học tập : Từ th08 đến Th09/2009

Thời gian

– Trên trường mầm non Linh Đàm: Từ thứ 2 đến thứ 4 hàng tuần.

– Trên lớp học trung tâm: Từ thứ 5 đến thứ 7 hàng tuần

Mục đích của việc tách con ra cho học tại trường Mầm non:

– Theo đánh giá của các cô giáo tại trung tâm con đang học: Khả năng hoà nhập của con đã tốt lên rất nhiều, chính vì thế nên cho con tham gia vào các hoạt động của trường Mầm non để kích thích con phát triển, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ với các bạn cùng lứa tuổi.

Nhận xét đánh giá:

– Có thể nói đây chính là quyết định sai lầm thứ 2 của mẹ đối với việc học tập của con. Nó thể hiện ở kết quả học tập của con trong thời gian này:

1. ở lớp mầm non:

– Điểm tiến bộ:

+ Con tham gia rất tốt vào các hoạt động tập thể của trường, hoà nhập tốt, chơI cùng các bạn. Thích tập thể dục, bắt chước tốt các động tác thể dục của các cô tuy chưa được chính xác và nhanh nhẹn so với các bạn.

+ Rất tự giác, ý thức độc lập cao. Làm theo lời các cô giáo nói. ăn uống, ngủ, vệ sinh cá nhân tốt. (Tự chuẩn bị ghế, cốc cho mình khi cô yêu cầu, tự cất đồ đạc cá nhân theo đúng vị trí..)

+ ChơI các trò chơI tương tác cùng các bạn tốt.

– Điểm không tiến bộ:

+ Ngôn ngữ: Không chịu nói vì thực ra các cô giáo cũng không có thời gian để ép con nói được ( 02 cô giáo phảI trông giữ 50 cháu). Đây chính là mục tiêu chính của Mẹ đề ra cho con nhưng lại không đạt được.

+ Không học thêm được điều gì mới ở trường Mầm non.

2. ở trung tâm học thêm:

– Điểm tiến bộ:

+Các cô giáo nhận xét: Điểm tiến bộ duy nhất của con là mất hẳn tính ăn vạ, rất chịu khó học tập. Và đặc biệt là con đồng ý cho tất cả các cô giáo, cô nào dạy cũng được. (Trước đây con chỉ cho 2-3 cô giáo dạy, các cô khác dạy, con không học).

– Điểm không tiến bộ:

+ Về ngôn ngữ thì hầu như không phát triển được chút gì, giảm hẳn việc chủ động nói.

+ Rất hay quên những phần đã học. VD, có những nội dung các cô đã dạy trong tuần này, nhưng 3 hôm sau đI học lại con đã quên, do đó lại phảI mất thời gian để dạy lại cho con.

Chính vì vậy, trong thời gian 02 tháng này con được học thêm rất ít nội dung và bản thân con cũng gần như không tiến bộ thêm là bao nhiêu so với thời gian trước (TH. 7)

Mẹ quyết định cho con học trở lại trung tâm như bình thường, liên tục và nghỉ học hẳn trường Mầm non (Bảo lưu trong 6th).

Kỳ 3: Từ tháng 10/2009 đến Tháng 03/2010

a. Mục tiêu đạt được

– Ngôn ngữ:

+ Chủ động nói theo nhu cầu: Muốn gì thì nói. VD Con muốn đI vệ sinh (tè, ị); Con muốn ăn cơm, Con muốn uống nước, Con buồn ngủ..

+ Nói được những câu dài từ hơn: từ 6 từ trở lên

– Trả lời các câu hỏi Có/Không; Đồng ý/Không đồng ý một cách chính xác, rõ ràng. Phần này con cũng đã được học qua nhưng chưa kỹ lắm, phần trả lời của con còn theo thói quen, ko chính xác

– Toán: Đếm được số lượng chính xác trong phạm vi 10. Hiện tại con đã đếm được đến 10, tuy nhiên đếm số lượng thì không chính xác,.VD: có 5 cáI bút thì con đến đến 5 sau đó đếm tiếp đến 10. (Chưa hiểu về đếm số lượng)

– Nhận thức: Nẵm vững được đại từ nhân xưng (con, Mẹ, ba, chị, cô..) , đại từ sở hữu (của con, của Ba, của chị..). Đây chính là mốc quan trọng để con bật được khả năng phát triển tốt về ngôn ngữ

VD: Hỏi: áo của ai đây -> Trả lời: áo của Con, hoặc của Mẹ, của chị..

Để đạt được mốc này (quan trọng) xác định phảI dạy con trong một thời gian dài, có thể là cả 1 năm.

– Vận động thô: Tăng cường về vận động tay cho con bằng cách tô màu và vẽ. Cảm giác về tay còn yếu.

b. Đánh giá

1. Tháng 10.

Mẹ ghi lại một số sự kiện mà theo Mẹ nó thể hiện sự tiến bộ của con trong nhận thức, và ngôn ngữ:

– Con tiến bộ hẳn lên trong các trò chơI xếp hình, con xếp có tư duy, xếp nhanh và tạo được nhiều kiểu mới lạ. Đặc biệt Mẹ nhận thấy ở con bắt đầu thể hiện sự sáng tạo.

VD:

+ Con lấy các con vật bằng nhựa: Con hươu, con hổ, con rùa, con báo, con nhím, con sư tử. Xếp các con vật thành hàng ngang (rất thẳng hàng ) sau đó con cũng tự đứng bên cạnh đầu hàng và tự hô lên: 1.2.3 chạy (giống như là thi chạy vậy và trong đó con cũng là 1 thành viên). Hoặc con lại xếp thành hàng dọc (cũng rất thẳng hàng) các con nối đuôI nhau và con cũng ngồi xuống đứng đầu hàng..

+Con lấy 1 tập ảnh (ảnh chụp của gia đình ) và bắt đầu xếp kín giống như xây tường gạch (thành góc vuông) phủ kín thành giường ngủ của ba mẹ. Con xếp rất đúng theo chiều của ảnh, cáI ảnh nào sai chiều là con xoay lại ngay cho đúng.

+ Con nhảy hươu, nhưng trước kia là nhảy một mình, bây giờ con tự lấy các con búp bê cho ngồi trước và ngồi sau con để cùng nhảy.

+ Con lấy khăn, áo.. mặc cho búp bê…

– Về ngôn ngữ: Bắt đầu bật âm khi có nhu cầu.

VD:

+ Mẹ và Ba vắng nhà, thường thì Mẹ cho con ngủ buổi tối. Nhưng tối đó mẹ vắng nhà, con ko muốn Bà Nội ru con ngủ, con đI xuống tầng 1, kéo tay Cô bé (Cô đang ăn tối) và gọi: Bé, Bé, đI ngủ..

+ Buổi tối con muốn đI chơI, nhưng chỉ đòi đI bằng xe máy, ko chịu đI bộ. Mẹ thử dắt con ra cổng và đI bộ trước con, con không chịu đI và nói: đI chơI, xe máy

Từ tháng 9 năm 2010 bé tham gia hòa nhập tại trường Mầm non Đống Đa, ở đây có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm và trường Mầm non nên con có nhiều thay đổi.

Ở lớp mầm non, cô Thu, cô Thủy can thiệp hòa nhập theo nội dung Trung tâm đề ra.

4 giờ chiều các ngày trong tuần, xe taxi đón con từ Mầm non về Trung tâm để học. 6 giờ chiều bác Chi đón con về về, thứ 7 con học cả ngày ở trung tâm.

T9/2011

Thời gian nghỉ hè 3 tháng , con học cả ngày tại TT, bạn Tiến Long cũng thế. Sau 3 tháng tập trung rèn luyện cả con và Tiến Long đều thay đổi một cách đột phá. TT đánh giá con vững chắc để vào Mẫu giáo lớn.

Thời gian này, mẹ dự định sinh thêm em bé, nên việc học của con mẹ không bám sát được. Mẹ giao toàn bộ cho các cô ở TT và cô Hương ở Đống Đa can thiệp cho con.

Con vẫn học từ 8-3h30 tại trường Mầm non

3h30 Bác Thủy( nhà bạn Tít) đón con và 10 bạn khác về trung tâm học từ 4h-6h, thứ 7 con học cả ngày.

Năm học này con vẽ rất giỏi, bố mẹ cho con đi Hạ Long chơi, khi về con đã tái hiện cầu Bãi Cháy, cảnh biển Hạ Long theo kỹ thuật 3D. Con vẽ nhiều bức tranh rất đẹp mà ít bạn vẽ được.

Khi đi taxi về TT học, con và các bạn đã bắt đầu biết nói chuyện với nhau. Ở trường Mầm non các cô hướng dẫn con giao tiếp với các bạn nên con càng ngày càng nói chuyện với bạn giỏi. Đây là mục tiêu khó nhất mà bây giờ con mới đạt.

Cái gì con cũng khó khăn nên cái gì cũng phải học. Bạn Tiến Long có khả năng đọc tốt nên chỉ cần 1,2 tháng là đọc được. Còn con cũng phải mấy tháng mới đánh vần được các nội dung ở TT giao.

Ngày hội xanh của các mẹ trong câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ các cô đua con đi biểu diễn văn nghệ. Chân tay của con ngờ nghệch là thế, mà giờ con múa thật khéo. Các động tác trong bài múa trống cơm thật khéo, con luôn chăm chỉ nhìn bạn để phối hợp tập cùng. Ba Việt không dời máy ảnh khỏi con gái, còn mẹ thấy rõ sự khác biệt trên nét mặt con, ngày bé nét mặt ấy vô hồn, vô cảm, tay giơ lên như bắt bướm, còn bây giờ nét mặt của con giờ không khác gì chị Hà Thu: Tinh nhanh, hồn nhiên, có hồn và xúc cảm.

Do em Bia hay ốm, mẹ lại mải kèm chị Hà Thu học, mẹ không có nhiều thời gian quan tâm đến con, nhưng mẹ luôn gọi điện cho cô Hương, cô Huyền, cô Phượng để hỏi thăm con và nói “mẹ giao Thu Hà cho các cô, các cô lo hết cho mẹ…”. Có lẽ câu nói đó đã giúp các cô thấy được mẹ rất tin tưởng các cô và cũng gửi gắm trách nhiệm to lớn của các cô, nên cô nào cũng nhiệt tình dạy con. Và hôm nay ( 305/2012) mẹ và mẹ Tiến Long mời cô Thủy, cô Thu (người can thiệp con ở lớp mẫu giáo nhỡ), cô Hương (mẫu giáo lớn), cô Huyền ở TT Giáo dục Hòa nhập Trẻ em và cô Phượng đến quán Sen Hà Thành để liên hoan cũng như để các mẹ nói lời cám ơn sâu sắc nhất tới các cô.

Sau gần 4 năm can thiệp tại TT cô Phượng, con gái mẹ không tiến bộ nhanh như các bạn, bởi con gái mẹ có rất nhiều khó khăn cả về nhận thức, hành vi, ngôn ngữ. Song cuối cùng bằng sự kiên trì, sáng suốt về lối đi mà giờ con gái mẹ như một nàng Công Chúa bước ra từ truyện cổ tích

Con chia tay trường mầm non. Mẹ cho con học trường tiểu học Billgate. Mọi việc vào trường tiểu học, TT giới thiệu cô Hằng (giáo viên tiểu học đã theo chuyên môn cua cô Phượng từ nhiều năm trước). Vào tiểu học con không học 2 giờ cá nhân và thứ 7 cả ngày ở Trung tâm nữa vì mọi nội dung can thiệp đã đạt hết. Con biết đọc, biết viêt, biết làm toán. Các kỹ năng tiểu học con tốt như các bạn xung quanh lớp. Con giao tiếp hòa nhập tốt. Trung tâm cô Phượng cho con tốt ngiệp nhưng mẹ vẫn xin cho con học cô Nguyệt ở TT vào thứ 5 và chủ nhật vì mẹ bận em Bia nên không rèn được cho con. Mẹ dự định lớp 2 mẹ chuyển cho con học ở Nguyễn Siêu vì ở đây môi trường học tập tốt và để học cùng trường với chị Hà Thu.

Contact Me on Zalo
0912 218 692