BÀI 1: GIAO TIẾP MẮT
– Giao tiếp mắt là một trong những phương tiện giao tiếp sớm nhất, nó bắt đầu khi cha mẹ và bé nhìn nhau. – Giao tiếp mắt được dùng để yêu cầu, chào hỏi hoặc chú ý trực tiếp. Thường trẻ với khó khăn ngôn ngữ không nhìn người nói. Một trong những mục đích đầu tiên của chúng ta là giúp trẻ phát triển tiếp xúc mắt.
• Để thiết lập giao tiếp mắt, bạn hãy ngồi đối diện với con bạn. Thử đặt trẻ ngồi cao hơn bạn. các
ví dụ tư thế là:
– Để trẻ ngồi trên đùi bạn.
– Bạn ngồi trên ghế và đặt trẻ trên ghế cao.
– Đặt trẻ trên ghế và bạn ngồi trên sàn nhà trước mặt trẻ. Nếu trẻ có giới hạn thể chất, một Chuyên viên
vật lý, Hoạt động hoặc Âm ngữ có thể giúp thêm ý kiến cho bạn.
• Để kéo sự chú ý của con bạn, bạn hãy cầm đồ vật gần mặt bạn để giúp hướng dẫn trẻ mà không
nói. Thường từ ngữ không có ý nghĩa và đối với các trẻ khác một gợi ý bằng lời nói có thể làm
trẻ không chú ý đến bạn.
• Vỗ mũi trẻ rồi vỗ mũi bạn. sau khi trẻ nhìn, cho dù chỉ một giây ngắn, hãy thưởng trẻ và nói “
Con nhìn giỏi”
• Để bàn tay trẻ lên mặt bạn để gây sự chú ý trước khi cho trẻ hướng để theo hoặc chọn lựa.
• Loại trừ hoặc giảm sự phân tán qua thị giác và thính giác, như truyền hình, truyền thanh…. Điều
đó giúp trẻ tập trung vào bạn.
• Khi con bạn tăng sự tiếp xúc mắt bạn, hãy gợi ý cho trẻ bằng lời, “ Nhìn”. Khi trẻ nhìn bạn, bạn
hãy đáp ứng.
• Hãy chơi trò chơi” mặt hề” trong gương. Con bạn có thể thiết lập tiếp xúc mắt với bạn trong
gương.