Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân. Sức khỏe tâm thần không chỉ là trạng thái không có rối loạn tâm thần, mà còn bao gồm khả năng suy nghĩ, học hỏi và hiểu được cảm xúc của một người và phản ứng của người khác. Sức khỏe tâm thần là một trạng thái cân bằng, cả bên trong cơ thể và với môi trường. Các yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội, văn hóa, tinh thần và các yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng này. Có mối liên hệ không thể tách rời giữa sức khỏe tâm thần và thể chất”.
Với gần 20 năm hoạt động Trung tâm không chỉ là cơ sở đầu nghành của Hà Nội trong lĩnh vực đánh giá và can thiệp cho trẻ Tự kỷ, trẻ RLPT. Bên cạnh đó Trung tâm còn đặc biệt chú trọng can thiệp các khó khăn về tâm lý ( rối loạn cảm xúc) cho trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên như: Stress; lo âu; trầm cảm; rối loạn giấc ngủ…Đây là một vấn đề mà rất nhiều trẻ hiện nay đang gặp phải và điều này cũng đã gây ra khó khăn cũng như lo lắng cho nhiều gia đình hiện nay.
Các rối loạn cảm xúc sẽ trở lên khó khăn và phức tạp; ảnh hưởng lớn đến việc học tập; sức khoẻ cũng như cuộc sống của trẻ nếu như không có sự phát hiện và can thiệp hỗ trợ kịp thời. Nhiều trẻ thậm chí lựa chọn lối sống thiếu lành mạnh như: hút thuốc; bạo lực; dùng chất gây nghiện…để giải toả cảm xúc khi trẻ bị bế tắc không lối thoát. Vì vậy cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu/ triệu chứng được biểu hiện ban đầu khá nhẹ như: trẻ hay cáu giận; đi lại nhiều; không tập trung; nói nhiều hoặc nói rất ít… Sau đến giai đoạn nặng hơn trẻ có thể có những dấu hiệu như mệt mỏi quá độ; tự ti; trầm cảm…
Tiến sĩ Nguyễn Thị Phượng đang hỗ trợ tâm lý cho một sinh viên năm hai Đại học!
Trị liệu tâm lý là phương pháp chính mà Trung tâm đang áp dụng trong điều trị rối loạn cảm xúc cho trẻ hiện nay. Phương pháp này sử dụng giao tiếp để tác động đến cảm xúc, nhận thức và hành vi của trẻ. Tuỳ theo từng trẻ mà nhà trị liệu sẽ sử dụng các phương pháp trị liệu tâm lý phù hợp nhằm điều chỉnh dần các cảm xúc tiêu cực và bất ổn ở trẻ. Bên cạnh việc cải thiện những rối loạn về mặt cảm xúc và hành vi, nhà trị liệu sẽ hướng dẫn trẻ một số kỹ năng để hoà nhập với cộng đồng, biết cách kiểm soát stress và giảm thiểu những tình huống căng thẳng trong cuộc sống. Trị liệu tâm lý cũng sẽ góp phần thay đổi tính cách và hỗ trợ trẻ xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. Những tác động tích cực này có vai trò không nhỏ trong việc hình thành nhân cách của trẻ khi trưởng thành sau này.