Sáu bước dạy trẻ thể hiện nhu cầu bằng cử chỉ, hình ảnh và lời nói.
Bước 1: Xác định sở thích của trẻ.
– Đồ ăn, đồ uống, đồ chơi…
Bước 2: Xác định các hành vi giao tiếp của trẻ khi mong muốn được đáp ứng nhu cầu.
– Hành vi phù hợp: chỉ tay, giao tiếp bằng hình ảnh, lời nói phù hợp với mong muốn…
-Hành vi không phù hợp: Kéo tay, la hét, khóc, ném đồ, ….
Bước 3: Lập các mục tiêu hành vi chức năng cần dạy:
Ví dụ dạy về nhu cầu ăn bánh
– Mục tiêu về giao tiếp bằng bằng tranh ảnh: Đưa hình ảnh bánh khi muốn ăn.
– Mục tiêu về cử chỉ điệu bộ: Chỉ vào bánh.
– Mục tiêu bằng ngôn ngữ chức năng: Nói bánh khi muốn ăn bánh.
Bước 4: Sắp xếp môi trường vật chất.
– Tránh yếu tố gây nhiễu
– Ngoài tầm kiểm soát …
Bước 5: Dạy trẻ hành vi giao tiếp chức năng đã xây dựng trên môi trường vật chất đã được cấu trúc và trong các tình huống sinh hoạt hàng ngày.
– Dạy trẻ chỉ tay về phía bánh, gật đầu lắc đầu để đồng ý từ chối khi được hỏi, dạy trẻ cách giao tiếp bằng hình ảnh như nhặt tranh vươn tới đặt vào, dạy cách nói lên nhu cầu chẳng hạn như dạy trẻ nói bánh để được ăn bánh, nói có để đồng ý hoặc nói không để từ chối.
Bước 6: Đánh giá kết quả và điều chỉnh mục tiêu hành vi giao tiếp mới phù hợp.
– Đánh giá đạt bằng việc trẻ chủ động 8/10 lần khi có nhu cầu.
– Điều chỉnh mục tiêu:
Ví dụ mục tiêu giao tiếp bằng tranh ảnh giai đoạn 1 thì chuyển sang giai đoạn 2.
Ví dụ chỉ tay gần phát triển chỉ xa nhiều hướng…
Ví dụ nói được từ bánh thì có thể tăng lên 2 từ ăn bánh