1. Rèn luyện tư duy giáo dục sáng tạo
Cả gia đình và trường học đều có vai trò quan trọng trong quá trình rèn luyện, phát triển năng lực tư duy sáng tạo của trẻ.
Đồng thời, phụ huynh cũng nên rèn luyện tư duy sáng tạo cho trẻ thông qua các trò chơi, câu hỏi gợi mở để con hình thành ý tưởng của riêng mình. Việc đọc sách, trò chuyện, cùng con tương tác vui chơi,… cũng là những hoạt động có ý nghĩa giúp con phát huy tính sáng tạo.
2. Trò chơi nếu thì
Nhà nghiên cứu Melissa Burkley đã đưa ra nhận định trên tờ báo Psychology Today: Câu hỏi “điều gì xảy ra nếu?” có tác dụng phát triển trí sáng tạo của trẻ hiệu quả. Qua đó trẻ sẽ suy nghĩ và đưa ra những câu trả lời độc đáo của chúng. Vì vậy, phụ huynh có thể vận dụng cách này và cùng con chơi trò “nếu thì” với những câu hỏi về thế giới và môi trường xung quanh. Sau đây là một số ví dụ mà bố mẹ có thể áp dụng:
Điều gì sẽ xảy ra nếu động vật có thể nói chuyện?
Điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày giáo viên của con bị thay thế bởi một con voi?
Điều gì sẽ xảy ra nếu mèo sủa gâu gâu và chó kêu meo meo?
Nếu con có thể lái xe thì điều gì sẽ xảy ra?
Nếu trời nắng cả đêm và tối vào ban ngày thì sẽ thế nào?
3. Học tư duy sáng tạo từ những sai lầm của bé
Những sai lầm có thể khiến trẻ cảm thấy chán nản nhưng cũng sẽ là cơ hội để con học hỏi và thử các giải pháp mới nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo. Điều bố mẹ cần làm là khuyến khích để con có động lực cố gắng và nhìn nhận sự việc theo một khía cạnh khác. Ví dụ: Nếu con mãi không học thuộc được một từ mới thì bố mẹ có thể gợi ý trẻ thử đánh vần theo giai điệu của bài hát yêu thích xem có dễ nhớ hơn không.
4. Tăng cường hoạt động liên quan đến màu sắc
Các hoạt động liên quan đến màu sắc như vẽ, cắt giấy thủ công, pha màu nước, trò chơi thời trang,… có tác dụng giúp trẻ phát triển năng lực tư duy sáng tạo hiệu quả. Do đó, bố mẹ hãy mua sắm những vật dụng này để con có thể vui chơi, tạo ra bất cứ thứ gì chúng muốn. Điều này sẽ giúp con thể hiện được những gì mà chúng hình dung về thế giới bằng sự sáng tạo cao nhất của riêng mình
Trò chơi nhập vai, chơi đồ hàng khi trẻ hóa thành mẹ hoặc chị của thú nhồi bông, búp bê sẽ giúp trẻ tự do sáng tạo ra những cuộc trò chuyện, tình huống thú vị. Điều này giúp trí tưởng tượng của trẻ thêm bay bổng và dần hình thành các kỹ năng xã hội. Do đó, bố mẹ đừng bỏ qua phương pháp phát triển năng lực tư duy sáng tạo này bằng cách mua cho con một vài thú nhồi bông, búp bê và để con làm bất cứ điều gì con muốn.
6. Ngày mới, bài học mới
Bố mẹ hãy dành thời gian rảnh rỗi để dạy cho con những kiến thức nhỏ thuộc nhiều chủ đề trong cuộc sống. Mỗi ngày là một chủ đề sẽ giúp con vừa được bổ sung thêm kiến thức vừa giúp hỗ trợ tư duy sáng tạo và khám phá những ý tưởng, những điều mới mẻ.
7. Học hỏi từ môi trường xung quanh
Các nhà nghiên cứu Đan Mạch phát hiện rằng, môi trường thiên nhiên không chỉ tốt cho sức khỏe tinh thần mà còn giúp cải thiện, phát triển năng lực tư duy sáng tạo. Vì vậy, bố mẹ hãy tạo điều kiện cho con vui chơi ngoài trời để tăng cường sự tò mò, khuyến khích tư duy linh hoạt. Trong mùa giãn cách, bố mẹ có thể cùng con trồng cây, dọn dẹp, trang trí phòng,… để con có cơ hội được vận động và học hỏi nhiều điều mới. nguồn : Trường Quốc Tế Sài Gòn