3. Tăng cường những mối quan hệ xã hội
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ được tham gia một nhóm nhạc thường có khả năng tự kết nối với mọi người xung quanh. Chúng thường có kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng lãnh đạo nhanh hơn những đứa trẻ bình thường khác.
4. Giúp trẻ tự tin thể hiện chính mình
Rất nhiều giáo viên giáo dục âm nhạc đều kết luận rằng: Những trẻ khi tham gia học nhạc đều ngày càng tự tin hơn và có những sáng kiến vô cùng ấn tượng và hữu ích. Âm nhạc đem đến niềm vui, giúp trải nghiệm những sắc thái tình cảm khác nhau trong cuộc sống. Đối với trẻ em, âm nhạc giúp chúng thể hiện cá tính của chính mình, không còn lo sợ gò bó trong khuôn khổ xã hội.
5. Vai trò của âm nhạc giúp rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ
Trong những bài biểu diễn cùng với nhóm nhạc hoặc các bài trình diễn đơn lẻ tại lớp học nhạc, trẻ sẽ cần chờ đợi đến khi tới lượt của mình. Điều này giúp trẻ rèn luyện được tính kiên nhẫn, biết chờ đợi.
6. Giúp trẻ có thói quen học tập không ngừng nghỉ
Giáo dục âm nhạc mang đến kho tàng âm nhạc vô tận, đòi hỏi hỏi cần tìm tỏi, nghiên cứu, học hỏi.
7. Vai trò của âm nhạc giúp tăng khả năng sáng tạo cho trẻ
Một trong những thành công mà giáo dục âm nhạc mang lại đó chính là thúc đẩy tính sáng tạo tối đa của trẻ.
Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ
Giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.
1. Giáo dục âm nhạc mọi lúc mọi nơi
Thực tế giáo dục âm nhạc ở độ tuổi mầm non cho thấy, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển. Mà cần phải trải phải qua một quá trình: Học – chơi – tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Cần cho trẻ làm quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi. Ví dụ, vào buổi sáng giờ đón trẻ, cho trẻ nghe nhạc, nghe những bài hát trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi.
2. Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác
Trong mọi hoạt động, giáo viên đều có thể tích hợp với giáo dục âm nhạc. Căn cứ vào những bài đã học, những bài chưa học theo từng chủ đề, chủ điểm của bài dạy để có hướng tích hợp phù hợp nhất. Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc. Ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn hơn.
3. Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc
Một giờ học âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động như: học hát, trò chơi âm nhạc,… Trong giờ học, giáo viên chú ý khen những trẻ hát đúng, hát hay, vận động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê trẻ mà phải tôn trọng trẻ. Nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng.
4. Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động trò chơi
Trong một giờ hoạt động chung, trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ nhưng mau quên. Cần cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc, mọi nơi đặc biệt là hoạt động trò chơi. Ví dụ như phân vai cho trẻ chơi trò chơi: Tập làm cô giáo, cô dạy hát bài trẻ vừa học.
5. Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động biểu diễn
Giáo viên nên tổ chức các cuộc thi âm nhạc tại lớp. Có đàn, dụng cụ âm nhạc cho các cháu biểu diễn giống như một chương trình văn nghệ, cho trẻ đóng các vai: Ban nhạc, nhạc công, ca sĩ… giáo viên chuẩn bị phần quà cho những trẻ đạt giải. Điều này giúp trẻ hào hứng, mạnh dạn, tự tin hơn.
Kết luận vai trò của âm nhạc đối với trẻ
Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất. Giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi.