BỐ MẸ LÀM GÌ KHI TRẺ XUẤT HIỆN HÀNH VI CHỐNG ĐỐI

BỐ MẸ LÀM GÌ KHI TRẺ XUẤT HIỆN HÀNH VI CHỐNG ĐỐI
   Khi dạy trẻ hành vi mới, hầu hết trẻ tự kỷ đều có thái độ chống đối lại ở mức độ và hình thức khác nhau. Hình thức phổ biến nhất là trẻ khóc lóc, hờn, đánh lại người dạy, phá phách, ì ra, không hợp tác hoặc đập đầu ăn vạ… Do vậy, cần chủ động có kế hoạch ứng phó với những hành vi của trẻ. Đối sách ứng phó có thể hạn chế được những hành vi chống đối của trẻ.
Một số kỹ năng áp dụng khi trẻ chống đối
a. “Trả giá” cho hành vi xấu:
Bình thường khi trẻ đáp ứng tốt hoặc đúng thì trẻ nhận được sự đồng tình của cô. Khi gây ra hành xi xấu, trẻ không nhận được thái độ đó nữa. Đó là thông điệp khiến trẻ hiểu hành vi đó không được khuyến khích. Tuy nhiên, có thể bộc lộ rõ hơn kỹ năng này bằng cách để trẻ phải trả giá cho hành vi chưa đúng.
VD 1: Trẻ thích xe ôtô, sau khi hoàn thành nhiệm vụ/yêu cầu nào đó trẻ sẽ được chơi. Nếu gây hành vi xấu thì sẽ không được chơi, bắt trẻ phải trả giá sẽ giúp trẻ thôi không tạo hành vi xấu.
VD 2: PH/GV yêu cầu trẻ chào/bye, bye (trước đó trẻ đã làm được) nhưng trẻ không chịu làm theo. PH/GV tỏ thái độ nghiêm khắc (nét mặt cần thay đổi – tỏ ra không hài lòng – nghiêm nghị). Trả giá cho hành vi xấu này nữa là PH/GV không bế, bồng, nắm tay trẻ nữa hoặc trẻ không được đi chơi nữa.
b, Lờ đi
Để hành vi xấu không có cơ hội được khuyến khích, khi trẻ gây ra hành vi xấu, thái độ không đồng tình sẽ giúp trẻ không tái hiện lại hành vi này nữa. Nhiều giáo viên dùng thái độ “chủ ý lờ đi”. Làm ngơ cũng là kỹ năng hay được sử dụng, tuy nhiên cần tùy vào mức độ hành vi của trẻ. Nếu hành vi của trẻ không đến mức gây hại cho chính trẻ, hay trẻ khác hoặc những người xung quanh thì cô/ph có thể làm ngơ. Ngược lại nếu hành vi đó gây tổn hại thì không thể dùng cách làm ngơ được. Chúng ta chuyển sang cách giảm chú ý tới trẻ (nhớ đảm bảo an toàn cho trẻ).
Thể hiện ít chú ý bằng cách:
+ Nói với trẻ bằng giọng bình thường, trầm xuống
+ Không nhìn hoặc ít nhìn vào trẻ
+ Hạn chế giữ, hoặc chạm vào người trẻ
+ Giảm yêu cầu, đòi hỏi trẻ
Cách làm ngơ này chỉ nên sử dụng khi nhận được sự đồng tình của những người xung quanh.
c. Phạt
Việc áp dụng hình thức phạt cho trẻ TK, CPT có nhiều vấn đề bàn cãi. Nhưng chỉ nên đưa ra hình phạt khi không thể kiểm soát hành vi của trẻ bằng mọi biện pháp thông thường khác. Hình phạt có thể ở mức độ khác nhau như:
Các hình phạt thân thể: như bắt tập một bài tập, không được ăn một loại thức ăn hay đồ uống nào đó, úp mặt vào tường, đứng góc nhà …. việc phạt này cần được sự cho phép của cấp trên và gia đình ủng hộ. Tuy nhiên, trẻ sẽ sợ hãi hoặc không hợp tác nữa với người phạt trẻ.
Hình phạt nhẹ nhàng hơn: là mắng mỏ, bị tách ra khỏi nhóm, hoặc đứng ngoài lớp hay ở trong phòng 1 mình. Việc này cần cân nhắc với từng em, với trẻ tự kỷ. Với trẻ bình thường sẽ cảm nhận được hình phạt và biết sợ. Nhưng trẻ tự kỷ bị tách ra hoặc để trong phòng riêng thì trẻ sẽ thấy tự do, có thể tự làm những hành vi trẻ thích. Như vậy bạn sẽ thất bại trong việc phạt và hành vi tiêu cực của trẻ lại được củng cố. Do vậy, việc chọn lựa hình phạt nào cần cân nhắc trước cho phù hợp với hành vi đó và mỗi trẻ.
Contact Me on Zalo
0912 218 692