Khó khăn trong học tập (Chứng khó đọc viết)

HƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GIÚP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP THU CỦA TRẺ 🌈
CHIẾN LƯỢC GIẢNG DẠY:
Giáo viên có thể giúp học sinh mắc chứng khó đọc như thế nào?
💼 Học kết hợp đa giác quan, nghĩa là có nhiều cách để kết hợp đa giác quan với nhau để con có thể dễ dàng học tập hơn. Hầu hết khi giảng dạy, các cô giáo sẽ sử dụng âm thanh, hình ảnh ở trong bài giảng, việc học kết hợp đa giác quan (thị giác, vị giác, thính giác, khứu giác, cảm giác) có thể kích thích nhiều khu vực trên não và từ đó sẽ giúp cho học sinh có thể ghi nhớ tốt hơn, phát triển trí nhớ mạnh mẽ hơn. mỗi trẻ sẽ có phương pháp học khác nhau, một số trẻ phụ thuộc nhiều vào giác quan hơn để có thể cảm nhận thay vì những trẻ chỉ tận dụng 1-2 giác quan sẽ không tiếp thu tốt bằng. Do đó giáo viên sẽ áp dụng phương pháp này để đảm bảo tất cả các con sẽ được tiếp thu kiến thức như nhau, tăng cường trí nhớ và khả năng học tập.
🍃 Một trong các phương pháp học đa giác quan có thể tham khảo là Orton Gillingham. Phương pháp này một công cụ giúp giáo viên phát triển kế hoạch học tập có cấu trúc, kết hợp giữa cá nhân hóa và đa giác quan, để giảng dạy kỹ năng đọc, kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ. Nó đặc biệt hữu ích ở những trẻ gặp vấn đề khó đọc.
🌍 Ví dụ đầu tiên về phương pháp này là viết trên cát, ba mẹ có thể mua cho con 1 cái bảng/khay đựng cát rồi hướng dẫn con sử dụng ngón tay để viết từng từ lên đó. Hoạt động này sẽ giúp con kết nối cả thị giác, thính giác và xúc giác qua chữ cái và âm thanh. Cha mẹ vừa dạy con viết và đọc to để con ghi nhớ được chữ cái, sau đó kết hợp các từ lại với nhau.
🌍 Ví dụ thứ hai là dùng chữ viết bằng giấy nhám (chữ cái cắt bằng giấy) sẽ giúp con duy trì ký ức về xúc giác khi con chạm vào và con đọc to chữ cái đó lên. Con có thể biết được hình dạng của chữ cái khi liên tưởng về cảm giác đã chạm vào chữ đó.
🌍 Ví dụ tiếp theo là viết trên không trung, việc này có thể củng cố âm thanh mà mỗi chữ cái tạo ra thông qua trí nhớ cơ bắp. Tức là khi con sử dụng tay để viết lên không trung thì con sẽ dễ ghi nhớ hơn, con sẽ sử dụng 2 ngón tay để giữ cổ tay và khuỷu tay thẳng và sử dụng ngón trỏ để viết chữ cái lên không trung. Khi viết con cũng đọc to chữ cái đó đồng thời tưởng tượng về chữ cái đang viết, hoặc cũng có thể giả vờ là con đang viết bằng 1 màu sắc cụ thể để giúp ghi nhớ tốt hơn.
🌍 Ví dụ tiếp theo là ghép từ bằng những chữ cái có nam châm, cha mẹ mua cho con những ký tự có nam châm đằng sau để giúp con có sự kết nối âm thanh với các chữ cái. Cụ thể những phụ âm sẽ có màu sắc khác (xanh), nguyên âm sẽ có màu khác (đỏ), khi con ghép các âm với nhau và cha mẹ yêu cầu con đánh vần, đọc to chữ cái đó.
🔥 Ngoài ra cha mẹ cũng có thể sử dụng kỹ thuật ở trên để dạy con kỹ năng khác, đó là ĐỌC – GHÉP – VIẾT. Tạo 3 ô, mỗi ô một mệnh lệnh rồi yêu cầu con làm từng bước, những học liệu này có thể liên quan đến nhiều giác quan, liên quan đến những thứ con học ở trường sẽ giúp con học được những bài học tương tự như trên trường. Với những trẻ thích vẽ, cha mẹ có thể yêu cầu con vừa viết vừa vẽ và đọc to cả câu lên.
🔥 Cha mẹ cũng có thể sử dụng gạo (giống cát) để viết chữ thay vì dùng bút chì, hoặc sử dụng đất nặn để tạo hình chữ cái, chữ số hoặc nặn thành các chấm tròn theo số lượng để đếm. Cha mẹ cũng có thể dạy con sử dụng chữ cái nam châm để đánh vần.
Tóm lại cha mẹ nên áp dụng phương pháp đa giác quan để con học hỏi và ghi nhớ tốt hơn những bài học, kiến thức, kết hợp nhìn, nghe, chạm, chuyển động và diễn đạt để con tiếp thu tối đa. Khi dạy con thì ba mẹ có thể sử dụng những chuyển động như đi, nhảy để con tưởng tượng ra được chữ cái, chữ số đó.
Hãy liên kết chữ cái với những sự vật cụ thể, chẳng hạn chữ “b” gắn với “quả bóng”. Đồng thời cũng có thể cắt dán chữ cái và cắt dán hình ảnh tượng trưng cho chữ cái đó, chẳng hạn dạy trẻ chữ “m” thì có thể dạy con cắt dán chữ “mèo”. Cứ cổ cũ con làm những hoạt động mà con thích miễn là nó liên quan đến đa giác quan. Hoạt động kể chuyện liên quan đến các từ ngữ cũng là cách giúp con ghi nhớ tốt hơn là bắt con viết dập khuôn học thuộc.
🌍 Ví dụ như từ “cat” (con mèo) trong tiếng Anh. Cha mẹ có thể hướng dẫn con liên tưởng chữ “c” với đuôi con mèo, chữ “a” với quả táo và chữ “t” như một cây kiếm. Thì từ đó sẽ có câu chuyện là con mèo thích ăn táo, và táo thì được cắt bởi cây kiếm. Sau đó, cha mẹ hãy yêu cầu con đọc lại từ đó và kể lại câu chuyện thì như vậy con sẽ có thể nhớ được từ “cat” mỗi khi nhìn thấy hình ảnh con mèo.
Contact Me on Zalo
0912 218 692