CÁC ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TỪ 3 ĐẾN 5 TUỔI.
Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (APA) đã phát hành 1 sổ tay hướng dẫn cho Giáo viên và Cha mẹ những kiến thức về các đặc điểm phát triển của trẻ em từ 0-10 tuổi. Mình đã dịch để phục vụ cho việc Training giáo viên. Tuy nhiên nhận thấy đây là nguồn tài liệu hữu ích và xác tín cho GV và PH, nên mình sẽ dần đăng lên để cho mọi người tham khảo. APA tập trung vào 2 nhóm đó là Kỹ năng Nhận thức (Cognitive) và Kỹ năng xã hội (Social). Đây là 1 nguồn tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu và đáng tin cậy cho người chăm sóc và giáo dục trẻ tham khảo.
1: Các kỹ năng Nhận Thức
• Đứa trẻ có thể nghĩ về đồ vật, con người và các sự kiện mặc dù không còn nhìn thấy chúng.
• Mặc dù ít hơn trước, trẻ vẫn nghĩ rằng trẻ là trung tâm của thế giới và gặp khó khăn khi nhìn mọi thứ từ góc nhìn của người khác.
• Nhiều khả năng sử dụng từ ngữ để bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc và chia sẻ kinh nghiệm.
• Nói to với bản thân như một cách để kiểm soát hành vi của chính mình.
• Có thể nghĩ về các sự kiện trong quá khứ hoặc những điều chưa xảy ra.
• Bắt đầu suy nghĩ trước và lên kế hoạch cho hành động của mình; thường có thể lường trước hậu quả vật lý của các hành động không quá phức tạp.
• Bắt đầu thấy sự khác biệt giữa những thứ con nhìn thấy và những gì mà (chúng) thực sự là (một con chó nhồi bông không phải là một con chó).
• Bắt đầu thấy mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả (Nếu tôi làm điều này, thì điều đó sẽ xảy ra).
• Đặt ra rất nhiều các câu hỏi Tại sao và Như thế nào?
• Học bằng cách bắt chước, quan sát và bằng cách khám phá, sáng tạo và làm mọi việc.
• Hiểu rằng bữa sáng là trước bữa trưa; bữa trưa là trước bữa ăn tối…
• Bắt đầu hiểu trước / sau; lên xuống; trên dưới; hôm nay, hôm qua và ngày mai
• Con có thể chơi hoặc làm một cái gì đó quá lâu hoặc trở nên buồn chán và mệt mỏi trừ khi có hướng dẫn của người lớn.
2: Kỹ năng xã hội
• Có thể đọc và giải thích cảm xúc của người khác; có thể nói khi ai đó tức giận hoặc buồn bã.
• Trẻ em không thể hiểu được những cảm xúc trừu tượng như thương hại, tham lam, biết ơn.
• Sử dụng các cách khác nhau để kiểm soát cảm xúc của chính họ: nhắm mắt và bịt tai của chính mình lại; loại bỏ bản thân khỏi tình huống; đôi khi có thể chống lại sự cám dỗ để thích nghi với bất cứ điều gì đang làm phiền chúng.
• Có thể phát triển mối quan hệ thực sự đầu tiên vì bạn bè trở nên rất quan trọng.
• Cách trẻ chơi: Lúc 3 tuổi, trẻ thường chơi gần một người bạn, cảm thấy khó khăn khi thay phiên nhau và chia sẻ mọi thứ; ở tuổi 4, chúng có thể bắt đầu chơi hợp tác, vẫn khó chia sẻ nhưng bắt đầu hiểu theo lượt, bắt đầu cung cấp mọi thứ cho người khác; ở tuổi 5, thích chơi với những đứa trẻ khác, thường hợp tác tốt, có những người bạn đặc biệt.
• Sử dụng ít hành động xâm hấn thể chất hơn thời kỳ trước.
• Sử dụng sự gây hấn bằng lời nói thường xuyên hơn như lăng mạ, đe dọa, trêu chọc để làm tổn thương những đứa trẻ khác; bắt nạt xuất hiện: con hiểu sức mạnh của sự từ chối.
• Hiểu các quy tắc xã hội và có thể hành động phù hợp với chúng.
• Rất mong muốn thực hiện một số trách nhiệm; đề nghị giúp đỡ
• Hiểu rằng khen ngợi hoặc đổ lỗi xảy ra vì những gì con làm.
• Bắt đầu hiểu được sự khác biệt giữa việc thực hiện những điều trên mục đích của mình.
• Đến 4 tuổi, bắt đầu có ý thức về bản sắc cộng động và về cách nhận thức nhóm xã hội.
• Tăng khả năng sử dụng trí tưởng tượng; có thể tưởng tượng những điều khủng khiếp có thể xảy ra với con và có thể dẫn đến sợ hãi; ác mộng có thể xảy ra.
3: Lời khuyên cho cha mẹ, giáo viên
• Dạy con sử dụng từ ngữ khi chúng tức giận, buồn bã. (Con rất buồn vì ông đã mất đúng không?)
• Yêu cầu con bạn thể hiện cảm xúc tức giận, điên cuồng, buồn bã, vui vẻ và ngạc nhiên khi sử dụng khuôn mặt của chúng và cho bạn biết điều gì khiến mọi người cảm thấy như vậy.
• Yêu cầu con bạn vẽ một bức tranh về cảm xúc tồi tệ của chúng và nói về chúng.
• Cho con bạn cơ hội để hoàn thành một cái gì đó như tổ chức đồ chơi và sách, giúp tạo ra danh sách thực phẩm; gửi tin nhắn ngắn cho người khác, đưa ra kết thúc của riêng các em cho một câu chuyện trong một cuốn sách.
• Giúp con bạn đối phó với nỗi sợ tưởng tượng bằng cách chỉ ra sự khác biệt giữa thực tế và tưởng tượng.
• Giữ con bạn tránh xa các tình huống tạo ra nỗi sợ hãi thực sự như nhìn thấy bạo lực trong nhà hoặc khu phố, xem bạo lực trên TV….
• Khi có một cuộc chiến sảy ra giữa trẻ với nhau, bạn nên:
– Dừng cuộc chiến lại, trước tiên hãy đến với đứa trẻ bị thương để trấn an trẻ.
– Sử dụng thời gian nghỉ ngơi để trấn tĩnh đứa trẻ là kẻ gây hấn (Không quá một phút cho mỗi năm trong độ tuổi của đứa trẻ).
– Khi cả hai đứa trẻ bình tĩnh, nói chuyện với chúng và hỏi: Chuyện gì đã xảy ra? Mỗi người cảm thấy thế nào? Yêu cầu con nghĩ ra giải pháp; nói rằng với con rằng “Việc tức giận là bình thường, nhưng không vì thế mà làm tổn thương người khác”
– Khen ngợi khi trẻ nghĩ ra giải pháp. Hãy nhớ thể hiện tình yêu và sự quan tâm của bạn mặc dù bạn không tán thành hành vi của trẻ.
– Nguồn: Hiệp hội tập lý học Hoa Kỳ (APA)
– Người dịch: Nguyễn Minh Thành, Nghiewn cứu sinh Tiến sĩ Tâm lý học Lâm sàng