Trẻ tự kỷ nhẹ nếu không được phát hiện chữa trị sớm và nhận sự chăm sóc đặc biệt thì trung bình chỉ có khoảng 20% các trẻ có thể nói và học được nhưng đương nhiên quá trình này sẽ khó khăn hơn, đặc biệt trong quan hệ xã hội, giao tiếp, kết bạn. Còn lại 80% các trẻ tự kỷ nhẹ tiếp tục trưởng thành và trở thành người lớn mắc hội chứng tự kỷ, kèm theo đó là biểu hiện chậm phát triển về cả tâm thần, cảm xúc, trí tuệ, đôi khi còn đi kèm triệu chứng động kinh, trầm cảm, lo âu, ám ảnh…làm giảm khả năng thích ứng, khó hòa nhập xã hội.
Tuy nhiên, nếu như trẻ tự kỷ nhẹ được kiểm tra, phát hiện và can thiệp sớm thì sự phát triển của trẻ vẫn có thể diễn ra tương đối bình thường, trẻ có thể hòa nhập được với cộng đồng xã hội. Trong trường hợp nặng hơn thì các biện pháp can thiệp và chăm sóc lúc này chỉ có thể giúp trẻ cải thiện phần nào để biết cách giao tiếp hơn.
Chính vì vậy, trẻ tự kỷ rất cần tình yêu thương và sự quan tâm từ ba mẹ và người thân. Đừng mặc cảm, không chủ quan, không bỏ rơi trẻ. Và cũng đừng để cho ai kỳ thị trẻ. Ba mẹ hãy kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, luôn ở bên con và giành thời gian dạy con, có sự quan tâm đặc biệt của mình để giúp con chiến thắng tự kỷ.
Bên cạnh đó, tự kỷ dù nhẹ hay nặng cũng là tổng hợp của các hội chứng, tình trạng suy giảm nhận thức, tương tác xã hội, ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp, vì vậy công việc chữa trị cần một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ cùng với những phương pháp khoa học từ chuyên gia . Sự phối hợp chặt chẽ của cả cha mẹ, gia đình, giáo viên, cộng đồng.. thì mới có thể mang lại hiệu quả tốt, chứ không thể chỉ dùng thuốc chữa trị như các bệnh khác.
Ngoài ra, quý phụ huynh cần phải theo dõi tình trạng tự kỷ của con em một cách kỹ càng, trao đổi với nhà chuyên môn như bác sĩ, cán bộ tâm lý, giáo viên mẫu giáo và chuyên biệt, thực hiện đúng theo những lời khuyên và hướng dẫn trị liệu về việc chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ, để từ đó hỗ trợ trẻ tốt hơn trong suốt chặng đường sắp tới mà trẻ phải đi.
Nguồn: Vinmec