Dạy trẻ học nói là việc dạy trẻ nói thành từ , thành câu. Nhưng như thế là chưa đủ, lời nói và giao tiếp luôn đi kèm với nhau và trẻ cần học được cách sử dụng từ – câu để thể hiện nhu cầu bản thân, để giao tiếp với mọi người trong rất nhiều các tình huống khác nhau. Để con có được những lời nói có nghĩa, bố mẹ cần :
– Nắm rõ giai đoạn/ trạng thái/ mức độ giao tiếp của con : Bằng cách quan sát cách con nói, cách con sử dụng cử chỉ điệu bộ trong các tình huống thể hiện nhu cầu, các tình huống trong sinh hoạt hàng ngày. Khi bố mẹ đã nắm rõ được, sẽ điều chỉnh được cách tương tác, giao tiếp với con từ đó giúp bố mẹ dễ dàng tham gia vào các hoạt động cùng con
– Phát triển vốn từ phong phú về các loại từ như danh từ ( bố, mẹ,sữa,mèo,…) động từ (chạy, đi,nhảy,…) tính từ (đau, nóng, lạnh,…) ….qua đa dạng các hoạt động học chơi
– Sử dụng đồ, hoạt động chơi giúp trẻ tập trung -hứng thú,làm mẫu và khuyến khích con sử dụng lời nói trong khi chơi như cho con tự lựa chọn và gọi tên đồ chơi “ô tô” hoặc những bạn có khả năng diễn đạt câu dài “ Con muốn chơi ô tô”
– Phát triển câu theo nguyên tắc thêm 1 :
Chủ đề chơi | Trẻ chưa có lời nói → làm mẫu từ đơn | Trẻ có từ đơn → làm mẫu từ đôi | Trẻ có cụm từ → nói câu ngắn |
Lắp ghép | Xây, xếp, cao, ghép, đổ, ầm | Xây nhà, xếp cao, ghép hình, đổ ầm | A xây nhà, xếp cầu thang, làm đổ nhà |
Chơi thổi bóng | Mở, bóng, thổi , phù, bùm | Thổi bóng, nổ bùm, thổi phù | Cô thổi bóng, A nổ bùm |
– Diễn giải về những thứ bố mẹ làm, diễn giải về những thứ trẻ làm “ Mẹ đang nhặt rau”, “Minh đang ăn cơm”
– Luôn tạo các tình huống kích thích giao tiếp như :
+Trong tầm nhìn ngoài tầm với: Trẻ nhìn thấy đồ mình muốn nhưng chưa lấy ngay được mà cần sử dụng lời nói phù hợp thì mới được đáp ứng.