– Có rất nhiều lý do khiến cho một trẻ gây ra hành vi cắn. Và sẽ biết được lý do tại sao dựa theo tình huống cụ thể khi đó, dựa theo những quan sát trước đây và sự hiểu biết của mình và đứa trẻ.
Có thể rơi vào tình huống trẻ đang mọc răng và trẻ đang trong giai đoạn khám phá mọi thứ bằng miệng của mình. Nó cũng là một nguyên nhân để cho trẻ cắn
Trẻ đang trong quá trình khám phá người khác cũng có cảm xúc giống như mình. Bởi vì trẻ đang bước ra từ trong giai đoạn “DUY KỈ” – Tức là chỉ tập trung vào bản thân mình thôi và cho rằng những người khác không khác gì các đồ vật cả. Trẻ đang học, trẻ cũng là một cá thể riêng biệt và củng có những suy nghĩ, có những cảm xúc
Hoặc cũng có thể là trẻ đang trong giai đoạn cảm xúc
Hoặc cũng có thể trẻ đang trong giai đoạn thử nghiệm nguyên nhân và kết quả. Trẻ đơn giản là muốn thử “Nếu như mình làm thế này thì bạn kia sẽ phản ứng như thế nào?”.
Ví dụ: Trong lớp học thì cũng có một em bé có hành vi cắn bạn. Thường thì em bé này sau khi cắn bạn xong thì ngay sau đấy lùi lại và quan sát với một vẻ mặt rất là bình thản như không có gì thay đổi cả. Vẻ mặt rất là bình thản, cắn xong là đứng đấy quan sát. Trong tình huống đấy nguyên nhân được quan sát rất là rõ ràng: “Bạn ấy đang khám phá”. Cắn xong là quan sát phản ứng của trẻ kia xem là kết quả sẽ diễn ra như thế nào? Bạn ấy mới 18th.
Có những nguyên nhân phổ biến hơn cho hành vi cắn đó là: Khi mà trẻ cảm thấy bực bội. Đặc biệt là với những trẻ mà chưa nói được hay là bị chậm nói. Trẻ bực bội khi không thể làm cho người khác hiểu mình. Thì đấy cũng là một nguyên nhân rất là phổ biến.
Cũng có khi trẻ cắn vì trẻ cảm thấy tức giận hoặc là trẻ cắn vì trẻ cảm thấy sợ hãi. Ví dụ như là trẻ đang ngồi mà có một trẻ khác tiến đến gần chẳng hạn. Trẻ cảm thấy sợ hãi, trẻ cảm thấy bị đe dọa. Thì nó cũng khiến cho trẻ thực hiện hành vi cắn. Đôi khi trẻ quá là tức giận cho nên trẻ cắn người khác
Cần tìm hiểu và xác định được cái “Động cơ đằng sau hành vi cắn của trẻ là gì?”. Nó có thể chỉ có 1 động cơ, nhưng nó cũng có thể kết hợp một vài động cơ khác nhau. Chúng ta sẽ dựa vào, xem xét tình huống cụ thể lúc đó. Rồi dựa trên tình khí của trẻ, rồi dựa trên rất nhiều những yếu tố khác mà nó có thể ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Để chúng ta biết rằng là “Thực sự điều gì đang diễn ra sau hành vi đó” rồi mới xác định được phương hướng tiếp cận và điều hướng hành vi của trẻ một cách hiệu quả
Nếu tính về tần suất cắn thì cũng có thể chia ra làm 2 loại:
+ Loại 1: Thỉnh thoảng mới cắn
+ Loại 2: là cắn thường xuyên, ngày nào cũng cắn, cán vài lần và cắn rất nhiều
Giữa 2 loại kiểu hành vi như thế. Thì chúng ta cũng sẽ có phương hướng tiếp cận khác nhau.
Ví dụ như có những trẻ mà chỉ thỉnh thoảng mới cắn. Có khi là trong suốt năm học hành vi cắn của trẻ chỉ diễn ra một vài lần thôi chẳng hạn. Thì điều này hết sức là bình thường. Đấy là hiện tượng bình thường của trẻ. Tuy nhiên trong trường hợp này thì chỉ cần đảm bảo là chúng ta phản hồi, xử lý kịp thời: “Sơ cứu cho bạn bị cắn trước, rửa vết cắn, kiểm tra vết cắn và giúp bạn ấy bình tĩnh lại. Trong khi chúng ta làm như vậy chúng ta cũng mong muốn trẻ mà đã thực hiện hành vi cắn được quan sát. Chúng ta cũng cần phải trò chuyện với trẻ có hành vi cắn đó về tình huống và đưa ra những cái hướng dẫn cho trẻ
Một câu quen thuộc mà chúng ta hay nói với trẻ trong nhiều tình huống. Đó là “Thầy/cô sẽ không để cho con cắn bạn khác” – Đây là câu đầu tiên mà GV sẽ nói với trẻ có hành vi cắn. Câu đấy nó giúp định ra giới hạn rõ ràng và sau đó là chúng ta mới đến bước tường thuật lại những gì mà mình đã nhìn thấy, giải thích lại những gì mình đã nhìn thấy: Con đã cắn bạn, khiến cho bạn bị đau và bây giờ thì bạn đang khóc. Thông qua sự tương tác của mình thì trẻ sẽ được cung cấp ngôn ngữ để diễn đạt cho tình huống vừa xảy ra, trẻ cũng sẽ học được cái kỹ năng cảm xúc xã hội. Và cũng sẽ xử lý tùy thuộc vào hoàn cảnh, bối cảnh cũng như là nguyên nhân mà trẻ cắn. Và có thể nói với trẻ rằng “Nếu như con thực sự muốn cắn một cái gì đó thì con có thể cắn cái này” – Xong là mình đưa cho trẻ một cái đồ vật mà trẻ có thể cắn. Ví dụ như là cái vòng ngậm nướu chẳng hạn
CÁC GIAI ĐOẠN CẮN
4 – 18 tháng : Cắn thăm dò
18 – 24 tháng: Cắn tìm hiểu nguyên nhân hệ quả (Không có kế hoạch chỉ đơn giản là “Nếu tôi làm điều này, điều này xảy ra” Không phải Tôi làm điều này để tổn thương bạn” )