HIỂU THÊM VỀ HÀNH VI NHẠI LỜI CỦA TRẺ TỰ KỶ ( Gọi là Echolalia)

Trẻ tự kỷ nhại lời như một cách tự xoa dịu, giống như những hành động đung đưa hoặc vỗ tay và nó là một phần trong sự phát triển của trẻ. Những bạn điển hình về thần kinh khi học nói thường bắt chước âm thanh mà các con nghe được. Theo thời gian, đứa trẻ đang phát triển bình thường sẽ học ngôn ngữ và có thể sử dụng ngôn ngữ đó để truyền đạt nhu cầu và ý tưởng của mình bằng cách kết nối các từ mới với nhau. Khi được 3 tuổi, hầu hết trẻ giao tiếp với người khác bằng cách chọn từ hoặc tạo ra các cụm từ bằng giọng nói và ngữ điệu riêng của mình. Khi được 4 hoặc 5 tuổi, trẻ có thể hỏi và trả lời các câu hỏi, tiếp tục trò chuyện và sử dụng ngôn ngữ theo cách riêng của mình để giao tiếp với người khác.
Các lý do trẻ nhại lời:
– Tự kích thích, nhằm xoa dịu khi trẻ đối mặt với những thách thức quá lớn
– Chuẩn bị trước: Sử dụng các cụm từ và chữ viết lặp đi lặp lại giúp giao tiếp khi gặp khó khăn trong việc hình thành các từ gốc của riêng mình
– Tự nói chuyện: Những cụm từ được ghi nhớ có thể giúp trẻ tự nói chuyện để vượt qua một quá trình khó khăn. Trẻ có thể sử dụng những cụm từ được nghe từ cha mẹ, giáo viên hoặc trên tivi.
– Đối với 1 số trẻ tự kỷ, nhại lời là một phần quan trọng trong việc phát triển khả năng giao tiếp bằng lời nói. Trẻ dùng để yêu cầu một thứ gì đó, bắt đầu hoặc tương tác, thu hút sự chú ý, phản đối điều gì đó,
Có 4 loại:
– Nhại lời để tương tác, giao tiếp: Trẻ nói theo cách tương tác đang cố gắng giao tiếp với người khác và đang sử dụng các cụm từ đã ghi nhớ cho một mục đích thực sự, cái khó là cha mẹ cần tìm ra ý nghĩa. Cần xem xét ngữ cảnh và nhớ lại xem trẻ đã nghe thấy cụm từ đó ở đâu
– Nhại lời không nhằm mục đích tương tác, giao tiếp: lặp lại các từ hoặc cụm từ cho mục đích riêng của trẻ —ví dụ để xoa dịu bản thân.
– Nhại lời có thay đổi: Ví dụ, nếu bạn hỏi trẻ: Con muốn ăn bánh quy màu gì, ban đầu trẻ có thể chỉ lặp lại “bánh quy”. Khi đạt được nhiều kỹ năng ngôn ngữ và hiểu biết hơn, trong tương lai, các em có thể phản hồi bằng cách sử dụng cụm từ mới.
– Nhại lời ngay lập tức hoặc 1 lúc sau thời điểm nói: Ví dụ, cha mẹ hỏi trẻ: “Con có muốn uống nước không?” và đứa trẻ đáp lại bằng “Con muốn uống nước.” Không phải trẻ trả lời, mà trẻ đang lặp lại, vì trong ngữ cảnh thông thường, câu trả lời nên là “vâng”.
✅ Hỗ trợ chứng nhại lời:
– Hạn chế các câu hỏi “ai”, “cái gì”, “khi nào”, “ở đâu” và “tại sao”. Ví dụ, thay vì hỏi “Con muốn ăn gì?” hoặc “Con cảm thấy thế nào?” đưa cho con những câu hỏi lựa chọn, chẳng hạn như “Con muốn ăn cam hay pho mát?” Điều này sẽ giúp con học cách trả lời các câu hỏi và giảm khả năng lặp lại câu hỏi.
– Giao tiếp trực quan: Khi đặt câu hỏi lựa chọn, hãy thử cho con thấy luôn các lựa chọn (quần áo, thức ăn, sách, v.v.) để con có thể tiếp nhận các tín hiệu trực quan và đưa ra lựa chọn của mình. Bạn cũng có thể làm sinh động các lựa chọn của họ bằng cách lắc đầu “có” hoặc “không” để con có thể dễ dàng hiểu được và giao tiếp với bạn.
– Ví dụ sau khi con lựa chọn, thì lặp lại tên của đồ vật/lựa chọn của con để con có thể hiểu được. Cha mẹ cũng có thể sử dụng ngữ điệu đặc biệt để cho trẻ biết lựa chọn nào tốt (thực phẩm, sách, đồ chơi, vật nuôi) và lựa chọn nào nguy hiểm (lửa, dao, kim tiêm, thuốc men, v.v.).
– Dùng các từ liên quan, loại bớt các từ trùng lặp, câu hỏi mà chỉ tập trung vào từ khóa chính – các từ vẫn có ý nghĩa nếu bị lặp lại. Ví dụ, nếu cha mẹ muốn biết con mình có mệt hay không, chỉ cần lặp lại từ “mệt” hoặc “buồn ngủ” thay vì hỏi “con” có mệt không. Điều này sẽ giúp giảm sự lặp lại các câu hỏi đồng thời mở rộng vốn từ vựng.
– Sử dụng các cụm từ ngắn, câu ngắn vì trẻ cần sự đơn giản để kết nối ý nghĩa với các từ
– Sử dụng tên, gọi tên trẻ thay vì dùng “con” để trẻ hiểu cụ thể, tránh nhầm lẫn
– Tránh sử dụng câu hỏi nếu trẻ chưa trả lời được câu hỏi.
– Nhận xét về những việc trẻ đang làm (trong khi ăn, chơi, lái xe, tắm). Ví dụ, lúc tắm – “rửa mặt, lau người, lấy quần áo.”
Bạn có thể thực hành các kỹ năng này 10-15 phút mỗi ngày, cần lặp lại thường xuyên.
( st)
Contact Me on Zalo
0912 218 692