Trong những năm tháng đầu đời, đặc biệt là khi trẻ ở trong độ tuổi chập chững biết đi thì việc trẻ có những cơn thịnh nộ/ giận dữ là khá phổ biến. Chúng là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển của trẻ. Cơn giận dữ là một trong những vấn đề hành vi phổ biến nhất của trẻ khiến cha mẹ phải tìm kiếm sự giúp đỡ của những nhà tâm lý nhi. Tuy nhiên, nhiều Cha mẹ thường không chắc chắn liệu cơn giận dữ có phải là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn hay không, đặc biệt nếu chúng đã xảy ra trong một thời gian dài.
Có Bình Thường Không Khi Một Em Bé 5 Tuổi Nổi Cơn Giận Dữ và Thịnh Nộ?
Việc một đứa trẻ 5 tuổi thỉnh thoảng nổi cơn thịnh nộ là điều bình thường, nhưng việc trẻ đập phá/ làm vỡ đồ đạc hoặc làm hại người khác trong khi giận dữ lại là điều không bình thường. Cũng không bình thường nếu cơn giận dữ xảy ra quá thường xuyên hoặc khiến trẻ mất nhiều thời gian để bình tĩnh lại. Trong thời thơ ấu, những cơn giận dữ là một phần bình thường trong quá trình phát triển khỏe mạnh của trẻ khi chúng học cách kiểm soát cảm xúc và trở nên độc lập hơn. Cơn giận dữ thường xảy ra ở trẻ em từ 18 tháng đến 4 tuổi. Chúng có xu hướng tăng trong khoảng thời gian trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi, sau đó giảm dần khi trẻ đạt khoảng từ 42 đến 48 tháng tuổi. Những hành vi giận dữ thường gặp ở trẻ từ 18 tháng đến 5 tuổi bao gồm khóc, la hét và đánh đập.
Khi Nào Thì Cha Mẹ Nên Lo Lắng Về Hành Vi Thịnh Nộ Của Trẻ 5 Tuổi? 5 Dấu Hiệu Đỏ.
Tần suất, thời lượng, sự kiện kích hoạt và mức độ nghiêm trọng của cơn cáu giận là một dải liên hoàn. (Do đó) thật không may, không có quy tắc cứng nhắc và nhanh chóng nào để xác định bao nhiêu là quá nhiều. Belden, Thomson và Luby (2009) tin rằng có năm kiểu “cơn giận dữ” đầy rủi ro mà các bậc cha mẹ nên đề phòng. Trẻ 5 tuổi có hành vi bất thường sau đây có nguy cơ mắc chứng rối loạn (liên quan tới) sức khoẻ tâm thần như: Rối loạn gây rối (Disruptive Disorder) hoặc Trầm cảm (Depression). Tuy nhiên, những hành vi này phải không bao gồm các tác nhân thông thường như đói, khó ngủ hoặc bệnh tật.
Dấu Hiệu 1: Những Cơn Cáu Giận/ Thịnh Nộ (mang màu sắc) B.ạ.o L.ự.c
Trong hơn một nửa số thời gian của 10 tới 20 cơn giận dữ gần nhất, đứa con 5 tuổi của bạn thường xuyên tỏ ra hung hăng nhắm vào người chăm sóc hoặc có hành vi phá hoại một cách b.ạ.o lực đối với đồ vật.
Dấu hiệu 2: Hành Vi Tự Gây Thương Tích
Việc trẻ có cảm xúc mãnh liệt trong cơn giận dữ là điều bình thường. Tuy nhiên, sẽ là không bình thường nếu nó dẫn đến hành vi t.ự g.â.y t.h.ương t.ích. Sự tức giận hướng vào bên trong là đặc điểm cốt lõi của trầm cảm. Việc t.ự làm h.ạ.i bản thân trong cơn giận dữ, bất kể tần suất, thời lượng, cường độ hay bối cảnh của cơn giận dữ, đều phải được xem xét rất nghiêm túc.
Dấu hiệu 3: Cơn Giận Dữ/ Thịnh Nộ Đến Một Cách Thường Xuyên
Nổi cơn thịnh nộ 10-20 lần vào các ngày riêng biệt trong khoảng thời gian 30 ngày hoặc trung bình 5 lần trở lên một ngày và kéo dài trong nhiều ngày cho thấy trẻ có nguy cơ đang gặp phải các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Dấu hiệu 4: Cơn Thịnh Nộ Kéo Dài
Nói chung, những cơn giận dữ kéo dài hơn 25 phút là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Dấu hiệu 5: Trẻ Không Thể Tự Điều Chỉnh Bản Thân (Self-Regulate)
Trẻ luôn cần có sự hỗ trợ của người chăm sóc để bình tĩnh lại trong cơn giận dữ vì con không thể tự điều chỉnh.
Cách Để Cha Mẹ Ứng Phó Với Cơn Giận Dữ/ Thịnh Nộ Của Trẻ
Dưới đây là 7 lưu ý để giải quyết cơn giận dữ ở trẻ 5 tuổi.
Chú ý 1: Đảm bảo an toàn. Nếu cần thiết, hãy di chuyển trẻ đến nơi an toàn. Giữ hoặc ôm chúng để ngăn trẻ làm tổn thương người khác hoặc chính con.
Chú ý 2: Kiểm tra các nhu cầu sinh học của trẻ như đói, giận dữ, mệt mỏi hoặc cô đơn và giải quyết những nhu cầu đó. Ví dụ, cho trẻ ăn đồ ăn nhẹ hoặc để con nghỉ ngơi sau các hoạt động.
Chú ý 3: Ôm con hoặc dạy chúng hít thở sâu để học cách tự điều chỉnh.
Chú ý 4: Đừng lý luận hay tranh cãi với trẻ khi con đang trong cơn giận dữ.
Chú ý 5: Đừng trừng phạt trẻ vì điều đó sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát nhiều hơn.
Chú ý 6: Xem lại tình hình sau khi cơn giận lắng xuống. Dạy con bạn về cảm xúc và cách thể hiện cảm xúc mạnh mẽ của mình bằng lời nói. Việc phát triển những kỹ năng giao tiếp này sẽ làm giảm nhu cầu thể hiện những cảm xúc mãnh liệt của trẻ.
Chú ý 7: Tìm hiểu xem có nguyên nhân đặc biệt nào khiến trẻ thường xuyên nổi cơn thịnh nộ hay không. Ngoài việc không đạt được điều mình muốn, một số trẻ 5 tuổi còn nổi cơn thịnh nộ do những nguyên nhân đặc biệt và cần được giải quyết.
Tại Sao Đứa Con 5 Tuổi Của Bạn Lại Nổi Cơn Thịnh Nộ Như Vậy?
Việc thiếu kiểm soát cảm xúc là lý do chính khiến một đứa trẻ 5 tuổi nổi cơn thịnh nộ.
Tuy nhiên, có một số trường hợp cần đặc biệt chú ý.
Trẻ em có độ nhạy cảm cao có thể bị rối loạn cảm giác khi chúng bị quá tải về giác quan.
Trẻ sinh ra với các dạng thức đa dạng thần kinh (Neurodiversity) như rối loạn phổ tự kỷ, hội chứng Asperger hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý.
Những trẻ gặp khó khăn về mặt ngôn ngữ (ví dụ: Chậm nói).
Rối loạn giấc ngủ làm giảm khả năng chịu đựng sự thất vọng của trẻ và có thể dẫn đến những cơn giận dữ trước khi đi ngủ của trẻ.
Khi cha mẹ không khỏe, vd. bất hòa trong hôn nhân, trầm cảm hoặc căng thẳng trong gia đình, nó có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ.
Một số kiểu Phong cách nuôi dạy con cái của cha mẹ.
Các rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn thách thức chống đối (oppositional defiant disorder) ở trẻ em.
Tìm Kiếm Sự Trợ Giúp Chuyên Nghiệp
Nếu cha mẹ đã thử tất cả các gợi ý trên trong một thời gian dài và đứa trẻ 5 tuổi của bạn tiếp tục nổi cơn thịnh nộ mỗi ngày, có thể có điều gì đó khác đang xảy ra ở đây và bạn lẫn trẻ đều cần có sự trợ giúp của chuyên gia.
Cha mẹ có thể tham khảo việc đưa con của mình (đứa trẻ mà thường xuyên thể hiện năm hành vi đáng báo động được nêu bên trên) đến nhà tâm lý học trẻ em để đánh giá thêm. Bạn có thể cảm thấy khó chịu khi nghe điều này nếu bạn đang tìm kiếm thông tin để tự mình có thể giúp mình. Tuy nhiên, tại thời điểm này, nếu bạn đã thử mọi cách mà không có tác dụng, (thì có lẽ) bạn cần nhiều hơn là sự tự lực.
– Bài viết gốc Tiếng Anh: Parenting for Brain
– Chuyển ngữ và hiệu đính: Thầy Thành