Theo kết quả từ 1 nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học não bộ tại ĐH Stirling, Anh Quốc cho thấy: trí nhớ tốt là rất quan trọng, nó không chỉ liên quan đến sự thông minh của 1 đứa trẻ, mà cả sự hạnh phúc và thành công của trẻ khi lớn.
Trí nhớ của trẻ đã phát triển từ rất sớm, Từ 3,5 tháng tuổi trẻ bắt đầu phát triển khả năng ghi nhớ bằng việc nhìn thấy các điểm giống nhau đủ lâu, từ 30 giây. Đến 5 tháng tuổi, trẻ chỉ cần 20 giây để có thể ghi nhận các điểm giống nhau và để ghi nhận việc nhớ sơ khai trong hoạt động nhận thức. Nó như từng thước phim ngắn và chi tiết rồi dần dần được ghép lại thành bức tranh lớn hơn. Đó cũng là cách mà não bộ trẻ học hỏi. Việc rèn luyện trí nhớ sẽ giúp trẻ dễ dàng học hỏi các vấn đề xung quanh, ghi nhớ các con số, sử dụng ngôn ngữ, biểu cảm linh hoạt hơn.
Những điều kiện cần để giúp trẻ phát triển trí nhớ tốt nhất
1. Nâng cao chất lượng môi trường sống trong nhà, cũng như giảm tiếng ồn và thời gian sử dụng các thiết bị điện tử.
Điều này sẽ giúp phát triển trí nhớ tối ưu, đó là báo cáo gần đây bởi các nhà khoa học tại Tây Ban Nha.
Cụ thể, cha mẹ được khuyên nên:
• Không hút thuốc trong nhà
• Dọn các thùng carton cũ, sách báo cũ, thú nhồi bông cũ quanh khu vực giường ngủ và chỗ vui chơi của trẻ vì đây đều là những nguồn ô nhiễm không khí tiềm ẩn.
• Quản lý tổng thời gian trẻ sử dụng các thiết bị điện tử dưới 60 phút/ngày cho trẻ từ 18 tháng tuổi – 5 tuổi.
• Trồng cây xanh quanh khu vực sinh hoạt của trẻ để giảm bớt chất ô nhiễm trong nhà cũng như giảm tiếng ồn (nếu nhà gần đường lộ).
• Tránh mở TV hay nhạc thiếu nhi cả ngày, điều này không chỉ giúp giảm những âm thanh không cần thiết ảnh hưởng đến sự phát triển trí nhớ của trẻ, mà còn giúp tăng thời gian để trẻ vui chơi tự do.
2. Dinh dưỡng đa dạng và cân bằng
là rất quan trọng cho sự phát triển các vùng chức năng ghi nhớ của não bộ, đặc biệt là giai đoạn trước 6 tuổi. Bởi vì giai đoạn này não bộ trẻ không chỉ phát triển nhanh về cấu trúc mà còn ở các kết nối thần kinh.
Trong danh sách các chất dinh dưỡng quan trọng cho phát triển não bộ ở độ tuổi sớm ngoài các chất béo tốt như omega-3 thường được biết, thì kẽm và sắt cũng là những nguyên tố quan trọng trong phát triển nhận thức của trẻ. Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến quá trình tạo myelin, quá trình chuyển hóa của các chất dẫn truyền thần kinh cũng như hoạt động của các enzym có chứa sắt. Kẽm cũng rất quan trọng đối với cả cấu trúc và chức năng của não bộ. Các nhà nghiên cứu tại ĐH Duke và Viện Công Nghệ Massachusetts, Mỹ nhận ra rằng kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trao đổi thông tin giữa các tế bào thần kinh vùng hồi hải mã- đây được xem là vùng chức năng quan trọng trong hình thành và lưu trữ trí nhớ cũng như khả năng học hỏi của trẻ. Còn theo báo của TS. Umamaheswari cho thấy thiếu hụt sắt, kẽm có liên quan đến giảm khả năng ghi nhớ ngắn hạn của trẻ. Do đó một chế độ ăn đa dạng, đủ kẽm, sắt là quan trọng cho sự phát triển nhận thức cũng như trí nhớ của trẻ ngay từ độ tuổi sớm.
Tại Việt Nam, theo thống kê mới nhất của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy tỷ lệ trẻ em thiếu kẽm đang ở mức cao khoảng 58% và cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt, và việc thiếu hụt này thường khó nhận biết. Có nhiều nguyên nhân như tỷ lệ hấp thụ khác nhau tùy mỗi bé, biếng ăn hay ăn lệch… đều có thể làm trẻ dễ bị thiếu sắt, kẽm và các vi chất khác, thậm chí thiếu sắt thường đi kèm thiếu kẽm vì nguồn thực phẩm chứa 2 loại này khá giống nhau.
Kẽm và sắt thường có trong thịt bò, heo, lòng đỏ trứng… Tuy nhiên, một số trẻ có thể không nhận đủ từ thực phẩm do biếng ăn hoặc ăn uống kém đa dạng thì vẫn có thể bổ sung cho trẻ bằng thực phẩm bổ sung dạng lỏng hoặc nhỏ giọt để trẻ dễ uống và tăng sự hấp thụ. Một số sản phẩm bổ sung dạng lỏng, khá phổ biến cho trẻ hiện nay như Fitobimbi Ferro C vừa có chứa kẽm và sắt hữu cơ dạng gluconate với tỷ lệ cân bằng 1:1. Thành phần kẽm, sắt ở dạng hữu cơ trong sản phẩm này có hàm lượng đáp ứng nhu cầu hàng ngày và tỉ lệ 1:1 cũng được cho là có sự hỗ trợ cho quá trình hấp thu tốt hơn. Ngoài ra, trong sản phẩm còn bổ sung thêm dịch chiết xuất quả Sơ ri giàu vitamin C giúp việc hấp thụ kẽm, sắt hiệu quả hơn
3. Giấc ngủ tốt và đầy đủ giúp trẻ có trí nhớ tốt
TS. Hoedlmoser, ĐH Salzburg cho biết: giấc ngủ đầy đủ sẽ giúp trẻ tỉnh táo trong các hoạt động vui chơi và học tập, mang lại lợi ích cho việc củng cố và xây dựng trí nhớ ở trẻ. Thực ra, khi trẻ có một giấc ngủ tốt, thì vùng chức năng hồi hải mã của não bộ hoạt động hiệu quả hơn trong việc tái sắp xếp kí ức và gia tăng không gian để học hỏi, điều này dẫn đến việc ghi nhớ và học hỏi của trẻ hiệu quả hơn. Do đó, buổi tối trẻ nên được ngủ sớm trước 10 giờ, điều này không chỉ tạo điều kiện cho hormone tăng trưởng chiều cao trẻ phát triển, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho não bộ.
Với giấc ngủ trưa, trẻ từ 3-4 tuổi trở lên thường không thích ngủ trưa. Lúc này thay vì ép trẻ phải ngủ, thì các hoạt động nhẹ nhàng trong khoảng 20-30 phút như cho trẻ nằm chơi 1 mình, hoặc đọc sách kể chuyện, không màn hình điện tử đều có lợi ích cho phát triển não bộ và trí nhớ của trẻ như ngủ trưa.
4. Các hoạt động vui chơi giúp trẻ rèn luyện trí nhớ.
Tăng cường các hoạt động vui chơi, tương tác trực tiếp cha mẹ đọc sách, kể chuyện, chơi đóng vai các nhân vật, hoặc một số trò chơi rèn luyện trí nhớ khác như:
Trò chơi chọn hình: Cha mẹ có thể cho trẻ chọn hình dạng hay màu sắc trùng hay xếp các khối hình tương ứng với nhau. Trò chơi này thích hợp cho trẻ 1-3 tuổi
Trò chơi “đi chợ”: Trò chơi này cả cha mẹ có thể chơi cùng trẻ. Mẹ bắt đầu trò chơi bằng việc nói “mẹ đi chợ mua trái cam”, thì bố sẽ nói “bố đi chợ mua trái cam, trái dâu” và bé tiếp nối theo câu của bố và cộng thêm 1 món khác nữa. Trò chơi cứ thế kéo dài. Trò này thích hợp cho trẻ 3-7 tuổi
“CHIẾN LƯỢC” định hướng giúp trẻ phát triển toàn diện trong tương lại chính là việc giúp trẻ có trí nhớ tốt.
Notes
Enhui Pan, et al. Vesicular Zinc Promotes Presynaptic and Inhibits Postsynaptic Long-Term Potentiation of Mossy Fiber-CA3 Synapse. Neuron, 2011; 71 (6): 1116