Gợi ý một số phương pháp luyện tập tại nhà cho trẻ đặc biệt
Cách can thiệp đúng lúc – đúng cách và sử dụng đúng đồ dùng trực quan… sẽ đem lại sự thành công trong can thiệp. Bố mẹ cần ghi nhớ những thói quen sau:
- Chơi và dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi. Ít nhất 3 giờ/ngày
- Hạn chế xem tivi
- Gọi tên, nhìn mắt, nhìn theo tay chỉ, gây sự chú ý của trẻ, tạo nhu cầu cho trẻ
- Dạy trẻ chỉ ngón trỏ vào bộ phận cơ thể, đồ vật, tranh ảnh
- Dạy cử chỉ giao tiếp: chào, ạ, xin, bye, bắt tay, hoan hô
- Dạy cách chơi đồ chơi và chơi với người khác: chi chành, ú oà, kiến bò
- Bắt chước động tác môi miệng, nét mặt, tiếng kêu con vật, đồ vật, từ đơn giản
- Nói ngắn, rõ, nhấn mạnh từ chính kèm theo cử chỉ, điệu bộ, tranh ảnh, đồ vật
- Giao tiếp bằng tranh để đổi lấy thứ trẻ cần
- Sai việc đơn giản, thực hiện mệnh lệnh
- Vận động tinh: xếp, ghép, vẽ tô, xâu, cắm, xé, cắt dán
- Vận động thô: đi bộ, bò, lăn, nhảy, trượt, thể dục, đạp xe, lăn bóng
- Kích thích cảm giác khác nhau vào da, cơ, khớp: mát xa, chải, xoa bóp, ép khớp
- Tự tập xúc ăn, cầm cốc, đi vệ sinh, mặc quần áo, đi dép
- Khuyến khích trẻ chơi cùng trẻ khác
- Dứt khoát hành vi sai, lờ đi khi trẻ ăn vạ
- Luôn khuyến khích, động viên, khen ngợi với tiến bộ nhỏ nhất
Một số đồ chơi và trò chơi phù hợp
Đồ chơi hấp dẫn về thị giác: điểm mạnh của trẻ là học bằng thị giác. Đồ chơi, đồ vật hấp dẫn về thị giác có chuyển động và âm thanh kết hợp vận động của tay đóng vai trò rất quan trọng trong thu hút sự chú ý của trẻ. Một số ví dụ về đồ chơi:
- Thổi bóng xà phòng
- Ô tô dây cót có âm thanh và ánh sáng, đóng mở cửa
- Chong chóng
- Lô gô, đồ chơi chồng lắp
- Thả hình vào cột hoặc hộp
- Đàn gõ
- Vòng lò xo ngũ sắc
- Bóng gai phát sáng
- Các đèn phát sáng màu khác nhau
- Ghép hình
- Tranh ảnh (ánh chụp, lô tô, sách tranh, truyện, tranh chủ đề…)
Đồ chơi giả vờ: Đồ chơi nhằm phát triển khả năng tương tác với người khác và trí tưởng tượng ở trẻ. Ví dụ một số đồ chơi:
- Búp bê, thú bông
- Bộ cốc chén, nấu ăn
- Bộ cắt hoa quả
- Bàn chải, lược, bát thìa, giấy ăn
- Nhà, ô tô
- Trò chơi giả vờ: đóng vai
Đồ chơi vận động tinh: để phát triển kỹ năng vận động phối hợp tay mắt, bắt chước, sự kiên trì, điều hòa rối loạn cảm giác.
- Bảng từ, giấy, bút sáp và chì màu
- Đất nặn
- Kéo cắt, giấy màu
- Xâu chuỗi, hạt
- Lô gô, lắp ghép
- Nhặt vật nhỏ, gấp, xé, bóc, kẹp
Các trò chơi tạo sự uyển chuyển: Có tác dụng tạo không khí vui nhộn, tương tác và điều hòa vận động
- Bài hát đồng giao kết hợp với các động tác cơ thể: Nu na nu nống, kéo cưa, nhong nhong, chi chành, dung dăng dung dẻ
- Bài hát về cơ thể kết hợp động tác
- Bài hát về con vật kết hợp với các động tác
Đồ chơi vận động cơ thể: Trẻ thích tham gia vào loại trò chơi này hơn là vì ít cần óc tưởng tưởng, ít phải dùng ngôn ngữ, giảm hành vi định hình, cải thiện điều hòa vận động. Ví dụ:
- Cầu trượt, xích đu, bập bênh, đá hoặc ném bóng…
- Lăn hoặc nhún trên bóng to; Bàn nhún, câu thăng bằng…
- Kéo dây chun; Xe đạp, xe lắc
Chăm sóc trẻ đúng cách
Môi trường sinh hoạt
Xây dựng môi trường sinh hoạt phù hợp cho bé là điều cần thiết. Các bé không phù hợp với những môi trường nóng bức, đông người. Bé sẽ thoải mái hơn khi ở trong môi trường mát mẻ như phòng bật điều hòa, xe hơi,…
Cha mẹ nên hạn chế nhất đưa con tới nơi có độ ẩm cao hoặc nơi có áp suất không khí thấp (vùng núi) vì dễ gây ra tình trạng thiếu oxy lên não bé, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
Hoạt động hàng ngày
Không nên để trẻ nhàn rỗi, hướng dẫn cho trẻ những việc có thể làm, đặc biệt là những việc tự phục vụ bản thân: gấp quần áo, mang giày, lâu mặt, rửa ray,… hoặc những công việc nhẹ phụ giúp người thân trong gia đình.
Cho bé đi bộ thường xuyên, chia thành nhiều lần trong ngày. Quãng đường phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của trẻ, tránh đi một lần xa, quá lâu khiến trẻ mất sức. Hoặc đi lên xuống cầu thang, đi trong nhà…để không ra ngoài trong thời gian có dịch Covid-19.
Hướng dẫn trẻ tập bơi sớm tại theo phương pháp dạy bơi lội cho trẻ tự bế và chậm phát triển tâm thần. Bơi lội là một liệu pháp phụ trợ giúp phục hồi cho trẻ chậm phát triển khá hiệu quả và được áp dụng rộng rãi.
Giao tiếp với trẻ
Cha mẹ cần lưu ý kiểm soát cảm xúc khi trò chuyện với trẻ. Tuyệt đối không la mắng, quát tháo, than phiền. Nên nói chuyện to, nhanh, rõ ràng nhưng vẫn ôn hòa.
Lắng nghe những điều bé nói, không bắt trẻ lặp lại những điều bé vừa nói hoặc cha mẹ vừa nói. Nếu cần trẻ ghi nhớ thì có thể nhắc lại sau một khoảng thời gian nhất định, không nói lại liên tục.
Nói chuyện, quan tâm tới bé khi nói chuyện trong nhóm đông người, không để bé có cảm giác bị cô lập.
Ngoài ra, cha mẹ tuyệt đối không nói dối, hứa những không thực hiện vì dễ khiến bé mất lòng tin, khiến quá trình trị liệu khó khăn hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
- Bổ sung nguồn đạm thực vật bằng các loại đậu
- Hạn chế tối đa các món ăn làm từ bột mì, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp
- Uống nước phù hợp với độ tuổi và thời tiết, không nên uống quá ít nhưng cũng không uống quá nhiều
- Hạn chế hoặc cẩn thận khi ăn đồ biển, hải sản như cá thu, cá ngừ, ngao, sò vì nhữn loại này rất dễ nhiễm thủy ngân ở nồng độ cao.
Biên soạn từ nguồn trích bookingcare.vn/cam-nang