Như những đóa quỳnh nở dịu dàng, âm thầm và lặng lẽ, người giáo viên giáo dục đặc biệt có lẽ cũng vậy.
Cuộc sống cứ bề bộn, ngược xuôi, ngoài kia xã hội đang đua nhau tranh tài buôn bán, hơn thua- nhưng bên trong ngôi nhà mang tên “Giáo Dục Hòa Nhập Trẻ Em”- những giáo viên làm nghề giáo dục đặc biệt luôn luôn dạy nhiệt tình, hăng say- mong sao cho những “chồi non” bé nhỏ sớm đơm hoa, kết trái.
Có ai đó hỏi tôi rằng: “Làm nghề dạy trẻ đặc biệt có khác gì với trẻ mầm non bình thường”
Tôi liền trả lời ngay: “Có chứ” – khác ngay ở 2 chữ “đặc biệt” và “bình thường” rồi. Chỉ yêu thương thôi thì chưa đủ, còn cần ở chữ TÂM, chữ NHẪN và một kiến thức khoa học, chính xác để ứng dụng linh hoạt bởi mỗi trẻ đặc biệt là một “tác phẩm” khác nhau.
Tạm thời tôi chỉ nói về kiến thức để dạy trẻ.
Nếu tôi nói rằng: “trẻ tự kỷ ở Việt Nam chưa được công nhận là một dạng khuyết tật bạn có tin không?” Nhưng đó lại là sự thật; Vì chưa được công nhận là một dạng khuyết tật nên cũng chưa có hệ thống chương trình đào tạo bài bản trong hệ thống giáo dục Việt Nam
Người làm nghề dạy trẻ này luôn luôn phải tự trau dồi tri thức, tham gia những khóa đào tạo can thiệp về lời nói, hành vi, tri thức, nhận thức bài bản ở trong và ngoài nước.
Dưới mái nhà này, chúng tôi thay phiên nhau đi học rồi về truyền thụ lại kiến thức cho nhau; thực hiện kiểm tra chuyên môn định kỳ dưới dạng bài viết, vấn đáp hay quay video để chắc chắn đã nắm vững các kiến thức cũng như thực hành đúng kỹ năng, kỹ thuật dạy trẻ.
Rất nhiều phương pháp khác nhau được nói tới nhưng phương pháp nào mới là chính thống? Phương pháp nào được áp dụng và nhận được hiệu quả tích cực – nhất là đối với việc thực tế can thiệp cho trẻ.
Tại trung tâm, việc cập nhật chuyên môn, phương pháp khác nhau luôn luôn được chú trọng và đầu tư hàng năm. Trong năm 2018, việc đầu tư chuyên môn với các khóa học khác nhau, có nhiều khóa học mời chuyên gia nước ngoài về trực tiếp đào tạo cho toàn bộ giáo viên tại trung tâm.
Đáng kể nói về khóa học “ trị liệu hoạt động với trẻ có nhu cầu đặc biệt”- của cô Kimberley Wood – chuyên gia Hoạt động trị liệu, Australia có giá trị kiến thức chuẩn và sâu sắc.
Giáo viên trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và đặc biệt việc truyền thụ lại kiến thức sau khi đi đào tạo về là những buổi sinh hoạt định kỳ hàng tuần tại trung tâm.
Có lẽ để can thiệp trẻ thành công có lẽ chỉ chuyên môn thôi chưa đủ mà còn ở sự tâm huyết, tấm lòng hết mình ở người giáo viên dạy trẻ đặc biệt. Giáo viên ở ngôi nhà Giáo dục Hòa nhập luôn cố gắng, nỗ lực hết sức mình để xây dựng một mái nhà chung cho trẻ tự kỷ ấm áp và đầy tình yêu thương nhất!