Chúng ta cũng đã nghe rất nhiều về cụm từ “ kĩ năng tự học”. Vậy kĩ năng tự học là gì?
làm thế nào để giúp trẻ có kĩ năng tự học ngay từ nhỏ?.
Kĩ năng tự học là quá trình con người tự trau dồi kiến thức không chỉ từ sách vở mà còn
từ các trải nghiệm trong cuộc sống.
Với trẻ kĩ năng tự học là quá trình nhận thức một cách tự giác, tích cực, tự lực không có
sự tham gia hướng dẫn trực tiếp của giáo viên, cha mẹ nhằm đạt được mục đích, nhiệm
vụ dạy học.
Trong vấn đề giáo dục nói chung và việc học nói riêng thì tự học có một vai trò hết sức
quan trọng. Tự học giúp người học hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài học một
cách vững chắc nhờ vào khả năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu, từ đó có khả năng vận
dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới. Đồng thời, tự
học giúp người học hình thành được tính tích cực, độc lập tự giác trong học tập cũng như
nề nếp làm việc khoa học.Từ đó quyết định sự phát triển các phẩm chất nhân cách và
quyết định chất lượng học tập của mỗi người đặc biệt là trẻ nhỏ.
Thái độ tự giác không phải là kĩ năng tự học nhưng nó là bước khởi đầu để giúp trẻ rèn
luyện kĩ năng tự học của bản thân. Trong bài này, tôi chỉ xin tập trung vào THÁI ĐỘ TỰ
GIÁC HỌC của con em chúng ta.
Hiện nay, chúng ta đang mắc 1 tình trạng chung đó là cha mẹ nhắc trẻ mới ngồi vào bàn,
giục mỏi miệng thì trẻ mới hoàn thành bài tập. Vậy làm thế nào để trẻ hình thành được
khả năng tự học, hay đơn giản là tính tự giác.
LÀM GÌ ĐỂ LUYỆN THÁI ĐỘ TỰ GIÁC CHO CON:
Trước tiên, cần tạo lập thói quen sinh hoạt trong gia đình mình, tạo lập lịch trình sinh
hoạt cụ thể cho từng thành viên và cho trẻ. Giúp trẻ duy trì và thực hiện theo đúng lịch
trình đã đề ra để tạo thành nề nếp và dần tạo lập thói quen cho trẻ. Cụ thể: Bố mẹ nên quy
định rõ giờ nào thức dậy, ăn, ngủ, chơi, cố gắng xếp giờ cố định vào tất cả các ngày trong
tuần. Còn cuối tuần nên cho trẻ được thoải mái, con cái cha mẹ chơi thư giãn và làm
những điều mình thích.
-Trước 6 tuổi bố mẹ nên luyện cho trẻ thói quen ngồi vào bàn học mỗi tối, từ 15 – 20
phút. Trong thời gian ngồi đấy, ta cho bé tự hoạt động vẽ tranh, xem sách, tô màu, tô chữ,
chơi trò chơi tìm hình, v.v., các hoạt động tĩnh và xếp vào các giờ cố định. Khi trẻ ngồi
vẽ, bố mẹ cũng nên ngồi làm việc hay tốt nhất là đọc sách/ báo( không phải điện thoại ),
vừa làm vừa quan sát trẻ, hỗ trợ trẻ khi cần. Tùy vào khả năng tập trung của trẻ để nâng
dần mức độ tự học của con, như mới đầu trẻ chỉ ngồi được 5 phút sau đó tăng lên 6,7
…rồi 15, 20 phút.
Gieo hành vi gặt thói quen
Gieo thói quen gặt tính cách
Gieo tính cách gặt số phận
Bé học từ lớp 1 tới lớp 5: Khi bé đã được hình thành thái độ tự giác ngay từ nhỏ thì khi
bắt đầu đi học trẻ sẽ tự giác ngồi bàn và làm bài. Bố mẹ không nên để khi trẻ vào lớp 1
lúc đó mới rèn thì đã quá muộn.
Tuy nhiên, với những trẻ khi bắt đầu đi học vẫn chưa có tính tự giác, khả năng tự học thì:
1- Vẫn duy trì các bước để tạo lập nề nếp và thói quen cho trẻ trong lịch trình sinh
hoạt hằng ngày (như trên).
2- Nên hướng dẫn và giao bài vào đầu giờ, kiểm tra cuối giờ. Lưu ý: lượng bài giao
phù hợp với khả năng của trẻ. Với những trẻ mất tập trung bố mẹ nên chia nhỏ bài
và giao thành nhiều đợt khác nhau, mỗi đợt nên cho trẻ nghỉ giải lao từ 5 – 7 phút,
kết hợp với việc khen thưởng, phạt hợp lý.
3- Với 1 số trường hợp:
– Trẻ hỏi quá nhiều
– Mất tập trung khi học
– Trẻ lười không chịu suy nghĩ, không chịu làm
– …………..
Mỗi hành vi của đứa trẻ đều có các nguyên nhân của nó. Bố mẹ muốn giải quyết được
hành vi thì trước tiên nên tìm hiểu rõ nguyên nhân là do đâu để từ đó hỗ trợ trẻ, chứ bố
mẹ không nên nhìn xét đoán 1 chiều và quy chụp cho đứa trẻ “sao con hư thế”, “ con lười
quá” dễ thế mà không làm được…..hoặc đưa ra các lời dọa nạt “nếu không làm được thì
mẹ phạt” hay “ dốt vậy không phải đi học nữa…” sẽ ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ
Cha mẹ làm gì?
– Nên giúp trẻ hình thành thói quen ngay từ nhỏ
– Hiểu đúng về khả năng cũng như những khó khăn của trẻ để có những hỗ trợ kịp
thời. VD: trẻ gặp khó khăn khi làm các dạng bài mới cha mẹ có thể hướng dẫn,
hay trẻ mất tập trung cha mẹ có thể chia nhỏ hoạt động, bài tập…..
– Nên đưa ra chế độ khen, thưởng, phạt phù hợp. Không nên quá lạm dụng chúng.
Luôn khích lệ động viên trẻ khi cần.
– Ghi nhận sự cố gắng của trẻ trong cả quá trình chứ không chỉ để ý đến kết quả.
Trên đây chỉ là 1 vài gợi ý giúp bố mẹ cải thiện tính tự giác và khả năng của trẻ. Bố mẹ
tham khảo.
Trị liệu viên Nguyễn Thị Huế – Trung tâm Giáo dục Hòa nhập Trẻ em