1.Nề Nếp |
– Rèn luyện và hình thành cho trẻ có nề nếp thói quen giờ nào việc ấy
– Trẻ nghiêm túc thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của cô
– Ngồi ngay ngắn tại vị trí của mình
– Không đi ra khỏi chỗ tự do, nói tự do trong giờ học
– Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ để xin phép ra/vào chỗ ngồi/lớp học/đi vệ sinh. |
2.KN học đường |
– Thực hiện xếp theo hàng dọc khi vào lớp theo hiệu lệnh “nghiêm, nghỉ, đằng trước thẳng, đi vào lớp” của người đứng đầu.
– Sau khi dùng xong biết cất đúng chỗ, không đạp phá hay bẻ gãy đồ dùng.
– Không vẽ bậy lên bàn ghế…
– Cất đồ dùng vào hộp bút/vào cặp sau khi học xong.
– Biết mở vở đúng yêu cầu, cầm bút đúng cách và tô/vẽ theo yêu cầu, biết giơ bảng/hạ bảng, dùng kéo cắt giấy.
– Hợp tác với bạn trong lớp
– Chơi đoàn kết cùng bạn trong một số trò chơi tập thể |
3.KN Tự phục vụ |
– Trẻ tự rửa mặt, rửa tay: trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, chải đầu, đánh răng.
– Biết kéo quần lên/xuống khi đi tiểu tiện/đại tiện, biết xả nước/dội nước sau khi đi vệ sinh.
– Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không khạt nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch…
– Trẻ tự mặc quần áo, biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
– Biết cất trải chiếu, gối.
– Biết giữ nhà cửa, đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạcTReh sẽ. Biết giúp cô lau bàn ghế, rửa đồ chơi, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
– Khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa.
– Biết dùng tay – khăn che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, hỉ mũi…
– Trong giờ ăn trưa, con ngồi ăn cùng các bạn và ngồi đúng vị trí trong giờ ăn trưa.
– Tự lấy nước uống ở đúng nơi quy định.
– Biết tự đi giày, dép |
4.Tập / tô/ viết / vẽ |
– Trẻ biết cầm bút/màu vẽ nguệch ngoạc không cấu trúc
– Trẻ vẽ nguệch ngoạc có câu trúc
– Bắt đầu vẽ những hình vẽ đầu tiên như: bông hoa, ông mặt trời,…
– Các chữ cái được viết ngẫu nhiên
– Rèn tô, viết chữ theo mẫu |
5. Biểu tượng toán |
– Trẻ nhận diện màu sắc, hình dạng
– Xác định tay trái/tay phải, phía trên/dưới/trước/sau của bản thân
– Xác định nhiều hơn/ít hơn, cao hơn/thấp hơn, dài hơn/ngắn hơn, rộng hơn/hẹp hơn.
– Nhận diện các mặt chữ số, đếm khái quát và lấy số lượng theo yêu cầu
– Tạo nhóm đồ vật, lập số
– Xác định nhiều hơn/ít hơn là bao nhiêu, thêm/bớt để có số lượng bằng nhau
– Biểu tượng thời gian |