một số
ạy Trẻ Chờ Đợi Trong Khi Chơi
Hãy sắp xếp và tạo ra một số tình huống và môi trường tích cực ở trường hay ở nhà để trẻ học và luyện tập việc chờ đợi. Những môi trường này lý tưởng cho việc dạy trẻ hơn là trong một tình huống thực tế khi bạn thực sự cần trẻ phải chờ đợi (ví dụ: khi xếp hàng tại siêu thị).
Để bắt đầu, hãy thiết kế một số hỗ trợ trực quan (xem hình ) mà bạn có thể đưa cho trẻ mỗi khi yêu cầu trẻ chờ đợi.
Khi luân phiên nhau chơi một trò chơi, đưa hỗ trợ trực quan đó lại gần trẻ và nói “Minh ơi, chờ đợi!”. Đề trẻ đợi trong một khoảng thời gian rất ngắn trước khi lấy lại hỗ trợ trực quan và nói “Cảm ơn con đã chờ đợi!” hoặc “Con chờ rất tốt!” sau đó để trẻ chơi lượt của mình. Bạn cũng có thể kết hợp đếm ngược để giúp trẻ dễ hình dung ra thời gian cần phải đợi “5…4…3…2… 1 Nước của con đây! Con đợi tốt lắm!”.
Lặp lại các bước này một vài lần để giúp trẻ học được ý nghĩa của hỗ trợ trực quan đó, đồng thời giúp trẻ hiểu rằng “chờ đợi” không có nghĩa là trẻ sẽ không được chơi nữa. “Chờ đợi” có nghĩa là trẻ vẫn có lượt chơi nhưng không phải ngay lúc này (“Khi mẹ đã chơi xong lượt của mẹ”). Vì thế, cần củng cố và nhắc đi nhắc lại cho trẻ về sự khác nhau giữa “chờ đợi” và “không được chơi”/ “đã chơi xong”.
Khi trẻ đã có thể chấp nhận việc chờ đợi trong một khoảng thời gian ngắn, hãy tăng dần thời lượng bạn muốn trẻ chờ đợi (ví dụ: mỗi lần lại tăng lên 1 phút). Bạn có thể dùng đồng hồ đếm ngược (sẽ đặc biệt có ích khi tham gia các hoạt động ở cộng đồng, nơi công cộng) hoặc một loại đồng hồ hiển thị cho trẻ thấy thời gian trẻ phải chờ đợi. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu và chấp nhận những khoảng thời gian chờ đợi dài hơn.
Autism Spectrum Australia (Aspect) 202