Tư duy phản biện là kĩ năng vô cùng cần thiết cho sự phát triển của thế hệ trẻ. Đặc biệt ở trong thời đại công nghệ số 4.0 kĩ năng phản biện sẽ là lợi thế.
1. 𝑻𝒖̛ 𝒅𝒖𝒚 𝒑𝒉𝒂̉𝒏 𝒃𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒍𝒂̀ 𝒈𝒊̀?
Tư duy phản biện (Critical Thinking) đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin mà bạn tin hay những gì mà bạn đang làm. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking).
Theo tài liệu tập huấn về Kỹ Năng Sống của tổ chức World Vision Việt Nam, thì định nghĩa về tư duy phản biện:
“Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm”.
2. Đ𝒂̣̆𝒄 đ𝒊𝒆̂̉𝒎 𝒄𝒖̉𝒂 𝒕𝒖̛ 𝒅𝒖𝒚 𝒑𝒉𝒂̉𝒏 𝒃𝒊𝒆̣̂𝒏
• Hiểu được mối quan hệ giữa các ý tưởng khác nhau
• Xác định tầm quan trọng và mức độ phù hợp của các lập luận, ý tưởng.
• Ý thức, xây dựng và thẩm định các lập luận.
• Nhận ra những mâu thuẫn và thiếu sót trong lập luận.
• Tiếp cận vấn đề một cách nhất quán, có hệ thống.
• Suy ngẫm về sự biện minh cho các giả định, niềm tin và giá trị của riêng họ.
Người có tư duy phản biện tốt có khả năng suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết và sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó.
3. 𝑻𝒓𝒆̉ 𝒄𝒐́ 𝒕𝒖̛ 𝒅𝒖𝒚 𝒑𝒉𝒂̉𝒏 𝒃𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒕𝒐̂́𝒕 𝒔𝒆̃ 𝒄𝒐́ đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒌𝒊̃ 𝒏𝒂̆𝒏𝒈 𝒏𝒂̀𝒐?
• Tư duy logic
Trẻ học được các sắp xếp các lập luận, luận điểm, luận cứ trước khi trình bày phương án của mình cho người khác một cách hợp lý, giúp cho người nghe dễ hiểu nhất. Là một trong những đặc điểm hình thành tư duy logic ở trẻ.
• Khả năng sáng tạo
Trẻ sẽ có xu hướng thử tất cả các phương án để tìm ra được kết quả được cho là hợp lý nhất. Mặc dù có thể phương án mà trẻ tìm ra là cách số ít người nghĩ đến hoặc sử dụng. Đó là sản phẩm của sự sáng tạo kết hợp cùng với tư duy phản biện.
• Khả năng phân tích vấn đề
Đây là kĩ năng mà những đứa trẻ có kĩ năng phản biện làm tốt nhất – phân tích vấn đề. Việc phân tích vấn đề kĩ sẽ giúp cho trẻ nhanh chóng tìm được hướng đi đúng đắn và hiệu quả.
• Tự tin, kiên nhẫn, cẩn thận
Việc kiên nhẫn trong cách tiếp cận vấn đề và cẩn thận trong việc đưa ra kết luận sẽ giúp cho trẻ thành công như mong muốn. Việc quan trọng là trẻ sẽ trở nên tự tin hơn khi trình bày đáp án, kết quả của mình.
4. 𝑽𝒂̣̂𝒚 𝒍𝒂̀𝒎 𝒔𝒂𝒐 đ𝒆̂̉ 𝒈𝒊𝒖́𝒑 𝒕𝒓𝒆̉ 𝒄𝒐́ đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒕𝒖̛ 𝒅𝒖𝒚 𝒑𝒉𝒂̉𝒏 𝒃𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒕𝒐̂́𝒕?
• Trau dồi kiến thức cho bản thân
Khi trẻ có đủ một nền tảng kiến thức sẽ giúp cho con có đủ tự tin để đưa ra những quan điểm và bảo vệ quan điểm của mình. Và để thuyết phục rằng quan điểm của mình là chính xác thì chìa khóa chính là kiến thức.
• Thường xuyên đặt câu hỏi 5W1H
Theo Sơ đồ tư duy phản biện của John Hilsdon, Đại học Plymouth thì từ một vấn đề nào đó, chúng ta cần mô tả nó, thu thập thông tin về nó (5W1H: what – cái gì, when – khi nào, who – ai, where – ở đâu, why – tại sao, how – như thế nào), sau đó phân tích và đánh giá xem thông tin đó là gì, người ta đưa ra thông tin đó nhằm mục đích gì, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo (What it? So what? What next?). Cần phải đặt ra những câu hỏi đằng sau một vấn đề được đưa ra để đào sâu vấn đề, đó là mục tiêu của tư duy phản biện.
• Có một tầm nhìn khách quan
Muốn có một tư duy phản biện tốt cần có một cái nhìn khách quan về vấn đề, không nên nhìn nhận và đánh giá theo cảm tính thì mới có được những lập luận chính xác.
Việc rèn luyện kĩ năng phản biện được đưa vào các bài tập và thông qua cách giảng dạy của giáo viên. Sẽ dần dần giúp trẻ hình thành các thói quen về việc đặt câu hỏi, về cách phân tích vấn đề và lập luận logic.