NGƯỜI CÔ GIÁO ANH YÊU!
Giữa cuộc sống xô bồ, đời chợt bình yên khi gặp em, người con gái khoác trên mình màu áo xanh kỳ diệu. Tháng 11, tháng của sự tri ân, cho tôi được viết về em, người giáo viên đặc biệt, về những cống hiến của em để thắp sáng niềm tin cho gia đình những thiên thần mang tên tự kỷ.
Đã quá nửa đêm, tôi chợt hỏi giờ này liệu em còn thức? Tôi tự hỏi còn có những quầng thâm trên mắt nâu trong những đêm dài em mất ngủ? Em có còn trằn trọc vì một câu nói bâng quơ của ai đó lúc ban ngày, có mệt mỏi vì những áp lực từ phía nhà trường, phụ huynh, học sinh, từ cái nhìn chưa đúng của môt số đông những người trong xã hội.
Gần đây, đọc một bài báo, người ta viết về nghành giáo dục, tôi chợt nhớ những giọt nước mắt của em trên vai tôi, em thương đồng nghiệp, thương bản thân , vì “ đời hiểu sai mình nhiều quá”
Không biết dạo này học sinh của em đã ngoan hơn chưa? Em còn có những vết xước, vết cắn trên tay sau mỗi ngày tan lớp, em có còn buồn khi phụ huynh chưa thấu hiểu, cảm thông?Tôi nhớ ánh mắt hạnh phúc, hồn nhiên của em khi nói về những đứa trẻ của mình “ con chịu bò rồi, con không còn ăn vạ nữa, con chịu nhìn em, hôm nay con nói ma ma đấy”. Tôi nhớ cả nụ cười của em khi nói về phụ huynh một đứa trẻ, nhờ có niềm tin, sự kiên trì đã tìm được ánh sáng cho con. Lúc ấy nhìn em cứ như một đứa trẻ được nhận quà, tôi biết đó là món quà lớn nhất của em, khi nhận được trái ngọt sau bao ngày gieo hạt, ươm mầm.
Cuộc đời là vòng quay nghiệt ngã của số phận, khi chuẩn mực đạo đức xã hội ngày càng đi xuống, khi con người ta sống với nhau bằng sự già nua, cằn cỗi của tâm hồn, em là cơn mưa mát lành đem lại cho tôi hạnh phúc và niềm tin vào cuộc sống.
Mặc cuộc đời nghĩ gì, em vẫn sống, vẫn cống hiến hết mình, vẫn thắp lên ngọn nến xanh hy vọng cho những gia đình những thiên thần mang tên tự kỷ, bằng tình yêu, sự nỗ lực, kiên trì và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, em đã thắp lên niềm hy vọng cho những người bố người mẹ, trên chặng đường dài đi tìm ánh sáng cho con gần như đã mất đi niềm hy vọng vào một “ điều kỳ diệu”
Tôi hiểu em, hiểu những công việc mà em đang làm, hiểu những nhọc nhằn, vất vả mà em trải qua, hiểu cả những nỗ lực cố gắng của em với cuộc đời. Tôi hiểu, tôi thương và yêu em, cô đồng nghiệp bé nhỏ.
Viết cho ngày 20.11
Tặng cho đồng nghiệp và tất cả
– Tập thể CBNV Trung tâm Giáo dục Hòa nhập Trẻ em –
♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦
TÂM SỰ CỦA MỘT CÔ GIÁO DẠY TRẺ ĐẶCBIỆT
Giáo viên: Nguyễn Thị Hà
Hà Nội hôm nay trời se lạnh, chợt cảm thấy mình thật nhỏ bé dưới ánh đèn đường trên một con phố. Những câu hát trong bài “ Người thầy ” từ đâu đó vọng ra khiến cho tôi có một cảm giác xao xuyến đến lạ! Có lẽ vì tôi đáng sống trong những ngày của tháng 11- tháng giành cho sự tôn vinh những cống hiến của các thầy các cô.
“ Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa
Từng ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy
Để em đến bên bờ ước mơ…”
Đã hơn năm năm rồi! Thời gian trôi nhanh thật, con phố này cũng đã quá quen thuộc với tôi mỗi khi đến trường.
Tôi là một cô giáo dạy trẻ tự kỷ, có lẽ cái nghề này giờ đây không còn xa lạ với nhiều người nữa. Ngày mới vào nghề tôi tưởng mình không thể vượt qua những tiếng khóc, tiếng la hét hàng ngày của học sinh, có lẽ nó theo tôi cả vào trong giấc ngủ. Tôi từng tự hỏi “ Liệu mình có phù hợp với nghề này không? Có phải sự lựa chọn của mình là sai lầm? Nhưng rồi tôi đã vượt qua suy nghĩ ấy và đồng hành cũng các con đến bây giờ!
Nghề giáo là một nghề cao quý và đáng được trân trọng! Chúng tôi là những giáo viên đặc biệt và có lẽ chúng tôi càng đáng được trân trọng hơn. Bởi dạy một đứa trẻ bình thường đã khó nhưng dạy một đứa trẻ đặc biệt còn khó khăn hơn rất rất nhiều.
Cũng là giáo viên nhưng chúng tôi không đứng trên bục giảng, và chúng tôi chỉ khoác lên mình bộ áo dài tha thướt chỉ duy nhất một lần trong năm, đó là ngày tôn vinh các thầy cô giáo 20-11. Hằng ngày chúng tôi phải lăn lộn với học sinh, buổi trưa mấy khi có giây phút yên bình, rồi có những khi phải mặc cả quần áo ướt vì học sinh nôn trớ ra người…nhưng sự vất vả đó có lẽ không là gì cả, bởi chúng tôi biết chúng tôi sẽ được đền bù bằng sự tiến bộ của những đứa trẻ mà chúng tôi vẫn ngày ngày gọi là “con”. Và sự vất vả đó làm sao có thể sánh bằng nỗi đau tận cùng của những gia đình có những đứa con “đặc biệt”.
Nhiều khi hạnh phúc đến từ những điều bình dị! Đôi khi chỉ là ánh mắt trìu mến của phụ huynh thôi nhưng điều đó cũng khiến chúng tôi cảm thấy ấm lòng và có thêm niềm tin trong công việc mà mình đã chọn! Hay khi đọc sổ thấy phụ huynh khen con tiến bộ, có thể chỉ là một chút xíu thôi nhưng cũng khiến chúng tôi vui lắm! Bởi con tiến bộ tức là cánh cửa để con ra hòa nhập với xã hội bên ngoài đang hé mở dần dần!
Nhưng không phải phụ huynh nào cũng thấu hiểu hết sự vất vả và những khó khăn của chúng tôi. Đã có những phụ huynh sẵn sàng phủi bỏ tất cả công lao của chúng tôi chỉ vì một chuyện rất nhỏ, thậm chí chẳng vì chuyện gì cả. Chẳng ai dám nói tôi là người hoàn hảo, tôi luôn làm tốt mọi việc. Chúng tôi cũng vậy, sẽ không thể hoàn hảo mọi mặt nhưng chúng tôi luôn cố gắng để mang lại những điều tốt nhất cho các con. Chỉ mong rằng nếu phụ huynh đã để con học ở ngôi trường này thì hãy đặt lòng tin vào các thầy cô. Chỉ có lòng tin thực sự mới xóa đi những cụm từ “ nghi nghờ ”, “ phải chăng ” trong lòng phụ huynh. Và chỉ có lòng tin mới là cầu nối để phụ huynh và giáo viên cùng phối hợp giúp các con mau tiến bộ!
Trong lòng tôi chợt vang lên câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “ Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi… ”. Các con có thể là đặc biệt hơn những đứa trẻ bình thường khác nhưng cô mong rằng các con sẽ luôn nhận được sự yêu thương và đồng cảm của mọi người nhiều thật nhiều!
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe tới tất cả các thầy cô đang công tác tại “Trung tâm giáo dục hòa nhập trẻ em” có một ngày lễ thật vui vẻ và ý nghĩa. Chúc cho trung tâm ngày một vững mạnh và nơi đây sẽ luôn là ngôi nhà thân thương của các con “ đặc biệt”
Hà nội, ngày 12 tháng 11 năm 2017
♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦
TÔI ĐÃ THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Dung
“Nhớ ngày ấy- một chiều đông lạnh giá, tôi nghe tiếng khóc xé tai từ phía cầu thang bộ, Cô văn phòng dắt em đến bên tôi và nói, em là của tôi, tôi thấy em sợ và khóc, tiếng khóc như xé nát khoảng trời chiều đông âý, tôi lặng lẽ bên em nhìn ngắm em và không khỏi chút bồi hồi, cả tiết học hôm ấy em và tôi bên nhau chẳng ai nói với ai câu nào, chỉ nghe thấy tiếng khóc của em và tiếng hát nhè nhẹ của tôi giúp xua tan đi nỗi sợ hãi trong em vì ngày đầu nhập học, kết thúc buổi học em vẫn khóc mãi không ngừng_ thương quá!
Ngày thứ hai đi học và cả những ngày dài sau nữa, tiếng khóc của em là nỗi ám ảnh nhất trong tâm tôi, những ngày tháng đầu tiên em không hợp tác làm gì hết, em chỉ nín khi khóc mệt quá, lúc ngừng khóc em nhìn lơ đãng xung quanh một chút rồi lại lấy hơi khóc tiếp, cũng có đôi lúc em chịu nghe và nhìn tôi hát được 2-3 câu rồi em lại quay đi, có hôm em chiụ cho tôi chạm vào bàn tay bé nhỏ của em được 3s rồi em lại khóc thét lên như thế , cứ như vậy ngày này qua ngày khác, mỗi ngày tôi tiếp cận em được một chút và mỗi ngày em chấp nhận tôi thêm 1 chút, cứ thế thời gian trôi, tôi hát cho em nghe em đã chiụ cười với tôi, tôi cham nhẹ vào bàn tay bé nhỏ của em và em đã chiụ nắm lấy tay tôi- đó là một ngày vui nhất của tôi, tôi đã đi khoe với tất cả mọi người về niềm vui ấy, tôi đã không thể ngủ được, và đó mới là điểm bắt đầu xuất phát của tôi và em trong cuộc chiến mang tên tự kỷ.
Qua mùa đông lạnh giá, trời bắt đầu xuất hiện những tia nắng đầu tiên , đó cũng là ngày tôi nhận được thêm niềm vui mới khi nghe em bật âm thanh đầu tiên « đi ..ra» khỏi nói tôi đã mừng như muốn hét lên cho cả thế giới này biết điều ấy, rằng chúng tôi đang rất hạnh phúc, em nhìn tôi cười hồn nhiên dù chỉ là 3s thôi nhưng điều đó làm tôi hạnh phúc gấp trăm lần. Tôi đã bên em đến mùa đông thứ hai, hơn 1 năm ngày em nhập học với bao nhiêu cảm xúc, ngày hôm nay em có những thay đổi lớn đáng ghi nhận biết bao, em đã nói được một số âm có nghĩa, biết quan sát và bắt chước những hàng đông đơn giản, biết khoanh tay ạ khi cô yêu cầu, biết dùng ngón trỏ để chi vật em thích, biết giúp mẹ việc nhà như lấy cái này hay cất cái kia và đặc biệt em biết thể hiện cách yêu thương những người thân của em, có lần em thơm má và ôm cổ tôi, tôi chỉ mong giây phút ấy ngừng trôi mãi mà thôi”
Có ai đó từng hỏi tôi rằng tôi có yêu nghề không? Tôi không trả lời câu hỏi đó vì Tôi chỉ biết rằng tôi đã bén duyên với nghề giáo viên đặc biệt một cách cũng rất đặc biệt và giờ đây sau gần 6 năm gắn bó với nghề tôi vẫn giữ nguyên những cảm xúc như ngày ban đầu, vẫn luôn muốn cháy hết mình cho những em bé ở nơi đây, tôi muốn kể về học sinh của mình và có thể kể say sưa về chúng chỉ vì đơn giản một điều tôi yêu chúng như chính những đứa con của mình, từng thay đổi dù rất nhỏ của trẻ thôi nhưng cũng khiến tôi cảm thấy vui và hạnh phúc vô cùng, điều đặc biệt khiến tôi muốn gắn bó với nghề và có thêm động lực đó chính là những phụ huynh thân yêu của tôi, họ cùng đồng hành với tôi trên con đường đầy trông gai ấy để tôi không còn cảm thấy cô đơn, cũng có đôi khi – dù ít thôi tôi cũng cảm thấy tuyệt vọng, chán trường và muốn buông bỏ tất cả vì nhiều lí do, có những lúc phụ huynh đến mắng cô sa sả chỉ vì con bị vết cào cấu, hay có lúc con không chịu ăn cô giỗ dành chăm bón từng thía cháo miếng cơm nhưng phụ huynh lại nghĩ con bị cô cho nhịn đói không được ăn….thế nhưng SAU TẤT CẢ những khó khăn ấy chỉ là cơn gió thoảng qua, tôi trộm nghĩ nếu tôi buông bỏ thì những ánh mắt trẻ thơ kia sẽ đi về đâu, những học sinh đang được tôi dìu dắt sẽ ra sao? Và hơn hết tôi thấy mình thật có lỗi khi cho mình có suy nghĩ như thế, và rồi tôi lại lên dây cót để tiếp tục đi nữa, đi mãi trên con đường đầy trông gai ấy, ngày hôm nay tôi kể cho các bạn nghe về cậu học sinh yêu quí của tôi cũng như bao học sinh khác, tôi tin tình yêu bao la của gia đình, lòng thương yêu trẻ và tâm huyết với nghề của người thầy sẽ là bước đệm tốt nhất giúp các con có cơ hội hòa nhập với thế giới ngoài kia, ngày hôm nay 20-11, tôi chỉ ao ước một điều đó là học sinh của tôi có thể nói được với tôi rằng “ con yêu cô!”