27 CHIẾN LƯỢC CAN THIỆP TỰ KỶ CÓ CĂN CỨ KHOA HỌC

Chúng tôi xin chia sẻ tới quý phụ huynh và độc giả 27 chiến lược can thiệp tự kỷ có căn cứ khoa học.

Can thiệp vào tiền đề của hành vi

Antecedent based intervention (ABI)Dàn xếp các sự việc hoặc bối cảnh xảy ra trước một hành vi phiền toái để làm giảm hành vi này.

Can thiệp vào nhận thức để thay đổi hành vi

Cognitive behavioral intervention (CBI)Dạy cách kiểm soát hoặc kiểm chế quá trình nhận thức để có thể thay đổi những hành vi bộc lộ ra bên ngoài

Chọn hành vi thay thế để khích lệ, củng cố

Differential reinforcement of Alternative, Incompatible, or Other Behavior (DRA/I/O)

Khích  lệ/củng cố khi trẻ thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi, nhờ  đó giảm khả năng tái diễn hành vi không mong muốn. Có thể khích lệ/củng  cố : a) khi trẻ có hành vi mong muốn, thay thế hành vi không phù hợp  (DRA), b) khi trẻ có hành vi khiến trẻ không thể còn cơ hội để thực hiện  hành vi không phù hợp nữa (DRI), hoặc c) khi trẻ không còn hành vi gây  ảnh hưởng nữa (DRO).

Dạy theo từng lượt riêng rẽ

Discrete trial teaching (DTT)Là quá trình dạy  thường gồm 1 giáo viên và một trẻ để dạy hành vi hay kỹ năng phù hợp.   Việc dạy thường bao gồm những lượt dạy lặp đi lặp lại liên tiếp. Mỗi  lượt dạy gồm phần chỉ dẫn/trình bày của giáo viên, hồi đáp của trẻ, và  hệ quả được lên định trước rất kỹ càng, và chút quãng nghỉ trước khi  chuyển sang lượt dạy tiếp theo.

Tập thể lực

Exercise (ECE)Tăng việc dùng thể lực để giảm hành vi có vấn đề, cũng là một cách tăng hành vi phù hợp.

Ngừng củng cố

Extinction (EXT) Lấy  lại hoặc thôi không khích lệ/củng cố hành vi gây ảnh hưởng để giảm khả  năng tái diễn hành vi đó.  Mặc dù đôi lúc cách này được dùng một mình,  nhưng nó thường hay được dùng kèm với đánh giá chức năng của hành vi,  huấn luyện giao tiếp có ý nghĩa, và khích lệ/củng cố có chọn lọc hơn.

Đánh giá chức năng của hành vi

Functional behavior assessment (FBA) Thu thập thông tin một cách hệ thống về một  hành vi gây ảnh hưởng để tìm ra lý do dẫn đến hành vi đó.  FBA gồm miêu  tả hành vi gây ảnh hưởng, xác định những gì là tiền đề dẫn đến hành vi  và hệ quả theo sau hành vi, để lập ra giả thuyết về chức năng của hành  vi, và/hoặc thử nghiệm giả thuyết đó.

Huấn luyện giao tiếp đúng chức năng

Functional communication training (FCT)Thay thế hành vi gây ảnh hưởng bằng một cách  giao tiếp phù hợp hơn mà vẫn thỏa mã được mục đích ban đầu của hành vi  đó.  FCT thường gồm FBA, DRA, và/ hoặc EX

Làm mẫu

Modeling (MD)Làm  cho trẻ xem một hành vi mong muốn để trẻ bắt chước theo và sẽ thực hiện  hành vi đó.  Chiến lược này thường hay được kết hợp với các chiến lược  khác như là nhức và khích lệ/củng cố

Can thiệp kiểu tự nhiên

Naturalistic intervention (NI)Những chiến lược can thiệp diễn ra trong bối cảnh/hoạt  động/sinh hoạt thường ngày của trẻ. Giáo viên tạo sự hứng thú cho trẻ  tham gia vào một hoạt động học hỏi bằng cách sắp xếp bối cảnh/hoạt  động/nếp sinh hoạt, trợ giúp vừa đủ cho trẻ để trẻ có thể có hành vi  mong muốn, diễn tả chi tiết hơn hành vi khi nó diễn ra, và/hoặc tạo ra  hệ quả tự nhiên cho hành vi hay kỹ năng đích.

Can thiệp do cha mẹ tiến hành

Parent-implemented intervention (PII)Cha mẹ can thiệp cá nhân cho con để  tăng/cải thiện đa dạng các kỹ năng và/hoặc để giảm hành vi gây ảnh  hưởng. Cha mẹ can thiệp tại nhà và/hoặc ngoài cộng đồng bằng cách huấn  luyện cha mẹ theo khuôn khổ đã định.

Chỉ dẫn và can thiệp thông qua bạn bè

Peer-mediated instruction and intervention (PMII) Các bạn bình thường tương tác với  và/hoặc giúp trẻ, thanh thiếu niên tự kỷ có hành vi mới, kỹ năng xã hội  và giao tiếp mới bằng cách tăng cơ hội học hỏi và giao lưu trong môi  trường tự nhiên. Các giáo viên/trị liệu viên dạy các bạn trẻ cách rủ trẻ  tự kỷ cùng tương tác vui vẻ và lâu hơn trong những hoạt động do cả giáo  viên và trẻ khởi xướng

Giao tiếp bằng cách trao đổi tranh ảnh

Picture Exchange Communication System (PECS)Ban đầu, ta dạy trẻ đưa tranh ảnh một vật trẻ muốn cho người khác để được vật đó.  PECS có 6 pha là: (1) “cách” giao tiếp, (2) từ xa và kiên trì, (3) phân biệt tranh ảnh, (4) cấu trúc câu, (5) yêu cầu đáp ứng, và (6) bình luận.

Huấn luyện các phản hồi then chốt

Pivotal response training (PRT) Dựa vào những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến việc học  như động lực, hồi đáp với nhiều tín hiệu, tự quản, và tự khởi xướng để  lên cách can thiệp sao cho sự hứng thú và chủ động của người học được  nhân lên thêm.

Nhắc

Prompting (PP)Trợ  giúp bằng lời nói, cử chỉ hoặc tác động vào người trẻ để giúp trẻ học  hoặc làm một hành vi hay kỹ năng mong muốn.  Ngườ lớn hoặc các bạn sẽ  nhắc trẻ trước khi hoặc khi trẻ cố gắng thực hiện một kỹ năng nào đó.

Khích lệ/củng cố

Reinforcement (R+)Một  sự việc, hoạt động hoặc hoàn cảnh khác xảy ra sau khi trẻ có hành vi  mong muốn, khiến trẻ gia tăng hành vi đó trong tương lai.

Chuyển hướng/ngừng hành vi

Response interruption/ redirection (RIR)Trợ giúp, bình luận, hoặc đánh lạc hướng  khi trẻ có hành vi gây ảnh hưởng, để trẻ thôi không chú ý đến hành vi  gây ảnh hưởng, và giảm hành vi đó

Nói theo lời thoại viết sẵn

Scripting (SC)Diễn  giải bằng lời hoặc văn bản về một kỹ năng hoặc tình huống cụ thể để làm  mẫu cho trẻ. Trẻ sẽ tập nói lời thoại nhiều lần trước khi nói trong  tình huống thực

Tự quản

Self-management (SM)Dạy  trẻ phân biệt giữa hành vi thích hợp và không thích hợp, tự giám sát và  ghi chép lại chính xác hành vi của chính mình để có hành vi phù hợp  hơn.

Diễn giải các tình huống xã hội

Social narratives (SN)Những  lời diễn giải miêu tả các tình huống xã hội ở chi tiết nào đó bằng cách  nhấn mạnh vào những thông tin liên quan và cho ví dụ về các hồi đáp phù  hợp. Diễn giải các tình huống xã hội được cá nhân hóa theo nhu cầu của  người học và thường tương đối ngắn, có thể gồm ảnh hoặc các hỗ trợ trực  quan khác.

Huấn luyện các kỹ năng xã hội

Social skills training (SST)Hướng  dẫn nhóm hoặc cá nhân để dạy trẻ tự kỷ cách tương tác với bạn, người  lớn, và những người khác. Hầu hết các buổi luyện kỹ năng xã hội gồm  hướng dẫn những khái niệm cơ bản, đóng vai hoặc thực hành các kỹ năng  giao tiếp, chơi, hoặc xã hội để tương tác của trẻ với bạn tích cực hơn

Nhóm chơi theo khuôn khổ

Structured play group (SPG)Các hoạt động nhóm nhỏ diễn ra trong một không gian  nhất định , dùng một hoạt động nhất định, chọn một số bạn nhất định tham  gia vào nhóm, có chủ đề, vai trò theo dăn dắt, trợ giúp và kèm cặp của  người lớn để hỗ trợ trẻ đạt được mục tiêu của hoạt đông

Phân tích nhiệm vụ

Task analysis (TA)Là  chia một hoạt động hay hành vi thành những bước nhỏ hơn, vừa sức hơn để  đánh giá và dạy kỹ năng.  Người ta thường dùng những phương pháp khác  nữa như là khích lệ hành vi, làm mẫu bằng video, hoặc cho trẻ thêm thời  gian, để giúp trẻ nắm được từng bước nhỏ này

Chỉ dẫn và can thiệp với sự hỗ trợ của công nghệ

Technology-aided instruction and intervention (TAII)Tập trung dùng công nghệ trong các chỉ  dẫn và can thiệp để giúp trẻ đạt được một mục tiêu. Từ công nghệ ở đây  nghĩa là “một thiết bị/vật dụng/ứng dụng hay mạng được chủ tâm dùng để  tăng/duy trì, và/hoặc cải thiện cuộc sống, công việc/năng suất, và việc  giải trí/thư giãn của người tự kỷ trưởng thành” (Odom, Thompson, et al.,  2013).

Cho trẻ thêm thời gian

Time delay (TD)Là  dừng đợi trẻ lâu hơn trước khi nhắc hay hướng dẫn thêm cho trẻ thực  hiện một kỹ năng hay hành vi ta muốn trẻ thực hiện trong một bối cảnh  hoặc hoạt động. Mục đích là để cho phép trẻ hồi đáp mà không cần nhắc để  xóa dần nhắc trong các hoạt động học hỏi.

Làm mẫu qua video

Video modeling (VM) Làm  mẫu hành vi hay kỹ năng mong muốn (thường là hành vi, giao tiếp, chơi  hoặc tương tác) cho trẻ xem, bằng cách quay video và bật lại cho trẻ xem  để trợ giúp trẻ học hoặc thực hiện một hành vi hay kỹ năng mong muốn

Hỗ trợ trực quan

Visual support (VS)Dùng  hình ảnh để giúp trẻ tự thực hiện hành vi hay kỹ năng mong muốn không  cần nhắc. Hỗ trợ trực quan có thể là ảnh, chữ viết, đồ vật trong môi  trường, cách sắp xếp môi trường, hoặc ranh giới, thời khóa biểu, bản đồ,  tên, hệ thống tổ chức và lịch trình.

Đào Diệp Linh dịch và đăng trên nuoicontuky.info

Nguồn http://autismpdc.fpg.unc.edu/sites/autismpdc.fpg.unc.edu/files/imce/documents/table7_working_definition_ebp.pdf

Contact Me on Zalo
0912 218 692