Giúp trẻ ADHD đối mặt với chứng lo âu

Cứ 10 trẻ ADHD (Tăng động – Giảm chú ý ) thì có gần 3 trẻ đồng mắc rối loạn lo âu. Các triệu chứng của cả 2 hội chứng này có nhiều biểu hiện tương đồng. Một số triệu chứng của ADHD chẳng hạn như thường xuyên ngắt lời/thốt ra, bồn chồn, hay quên, có thể gây nên và/hoặc làm tăng mức độ căng thẳng cho trẻ. Ví dụ, nếu trẻ liên tục bị khiển trách vì nói bậy ở trường, chúng có khả năng bị căng thẳng nhiều hơn. Hay những trẻ ADHD gặp khó khăn trong việc ghi nhớ khi học tập, sinh hoạt, thiếu kỹ năng quản lý – tổ chức khiến trẻ khó hình thành các thói quen hàng ngày và hoàn thành các nhiệm vụ. Điều này có thể dẫn đến các căng thẳng mạn tính.
Một số biểu hiện cụ thể chứng lo lắng ở trẻ em bao gồm:
– Rối loạn giấc ngủ (khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ)
– Dễ – thường xuyên cáu kỉnh
– Có tính tranh cãi
– Rút lui khỏi các cuộc chơi với bạn bè
– Gây rối ở trường học và những nơi công cộng
– Giựt tóc, cào xước da (bóc da) hoặc các hành vi lo lắng tương tự
Một vài triệu chứng của ADHD và lo lắng:
+ Không chú ý
+ Mối quan hệ bạn bè kém
+ Thói quen làm việc chậm
+ Chuyển động nhiều (đi lại, gõ chân, đặt câu hỏi nhiều)
Vậy cách giúp trẻ ADHD đối mặt với chứng lo âu là ???
1. Tìm hiểu và xác định trình tự kích hoạt những lo lắng có tính chu kì
Sự quan sát để xác định những yếu tố gây căng thẳng cụ thể gây ra lo lắng cho con sẽ giúp cả ba mẹ và con dự đoán các tình huống gây lo lắng và quản lý các triệu chứng khi chúng phát sinh. Ví dụ nếu sự lo lắng gây ra từ bài kiểm tra bạn có thể trao đổi với cô giáo về những chiến lược thực hiện bài kiểm tra thích hợp và hữu ích khác trong tình huống này. Hoặc có thể chuẩn bị cho con “nhiệt kế lo lắng” để trẻ ghi lại (tô màu) mức thích hợp và viết ra thời điểm những lúc bé cảm thấy “nóng” vì lo lắng, từ đó giúp cô và ba mẹ hiểu hơn và có các giải pháp giúp con.
2. Dạy trẻ hít thở sâu
Hít thở sâu là một chiến lược hữu hiệu không chỉ đối với người lớn và còn tuyệt vời với trẻ. Hít thở sâu làm chậm nhịp tim và giảm căng cơ. Khuyến khích con hình dung việc thổi một quả bóng bay lên trong khi hít thở thật sâu. Một số ứng dụng thông qua các bài Thiền hướng dẫn hít thở chánh niệm giúp trẻ em học cách quản lý sự lo lắng và biết cách thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng sự yên bình.
3. Cân nhắc can thiệp các liệu pháp tâm lý
Nếu sự lo lắng của con bạn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của con (trường học, gia đình, các hoạt động bên ngoài) và cản trở khả năng tiếp cận chương trình giảng dạy ở trường và tận hưởng cuộc sống, thì ba mẹ cần tìm kiếm sự can thiệp theo phác đồ từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo và cấp phép. Thông qua liệu pháp tâm lý, trẻ có thể học cách quản lý cảm xúc và làm việc thông qua các tác nhân gây ra căng thẳng và lo lắng. Một nhà trị liệu tâm lý trẻ em chuyên về lo âu sẽ dễ dàng giúp con có kết quả tốt nhất 
(- Hằng Nga -)
Contact Me on Zalo
0912 218 692