VÌ SAO SÀNG LỌC RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ LẠI QUAN TRỌNG?
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một dạng rối loạn phát triển thần kinh có ảnh hưởng đến hành vi, kỹ năng xã hội và giao tiếp của một người. Rối loạn phổ tự kỷ thường xuất hiện chủ yếu trong 2 năm đầu đời của trẻ em và bao gồm một loạt các triệu chứng từ nhẹ cho đến nặng. Sàng lọc Rối loạn phổ tự kỷ là quá trình để xác định các dấu hiệu và triệu chứng của Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em. Việc nhận diện và can thiệp sớm có thể làm cải thiện kết quả với trẻ có Rối loạn phổ tự kỷ.
CÁC LỢI ÍCH CỦA VIỆC SÀNG LỌC RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
Phát hiện và can thiệp sớm có thể cải thiện đáng kể kết quả đầu ra của những người có Rối loạn phổ tự kỷ. Bao gồm:
XÁC ĐỊNH SỚM VÀ CHUYỂN TUYẾN ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP THÊM
Nghiên cứu cho thấy rằng Rối loạn phổ tự kỷ có thể phát hiện từ khi trẻ 18 tháng tuổi hoặc sớm hơn. Đến 2 tuổi, việc chẩn đoán bởi các chuyên gia sẽ mang lại kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên nhiều trẻ em không nhận được chẩn đoán cho đến khi trẻ thành người lớn. Sự chậm trễ này sẽ khiến cho trẻ có Rối loạn phổ tự kỷ có thể không tìm được sự hỗ trợ cần thiết. Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng tất cả trẻ em nên được sàng lọc tự kỷ và các trường hợp chậm phát triển hay khuyết tật khác khi được 9 tháng, 18 tháng và 30 tháng tuổi.
CẢI THIỆN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CŨNG NHƯ CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA TRẺ
Sàng lọc ASD có thể giúp chẩn đoán, cung cấp nguồn lực và hỗ trợ càng sớm càng tốt. Nhiều người lớn không biết rằng mình mắc Rối loạn phổ tự kỷ cho đến sau này, khi các triệu chứng trở nên rõ rệt hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Chẩn đoán sớm có thể giúp các cá nhân nhận được các nguồn hỗ trợ để tăng chất lượng sống của họ như việc trị liệu, được đào tạo kỹ năng xã hội, huấn luyện nghề nghiệp và có nơi ở hỗ trợ.
GIẢM THIỂU SỰ CĂNG THẲNG TRONG GIA ĐÌNH VÀ CẢI THIỆN CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH
Hướng dẫn sàng lọc và dự đoán trước sẽ làm cải thiện mối quan hệ giữa các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cha mẹ. Sự kỳ vọng phát triển ở cha mẹ đối với con sẽ thay đổi và việc giám sát phát triển sẽ thúc đẩy các tương tác tích cực giữa cha mẹ và trẻ. Tóm lại, sàng lọc tự kỷ không chỉ hỗ trợ xác định sớm mà còn trao quyền cho các gia đình hỗ trợ có mục tiêu cho sức khỏe và hạnh phúc của con.
SỬ DỤNG HIỆU QUẢ HƠN CÁC NGUỒN LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật ở Hoa Kỳ (CDC) gợi ý những nguồn lực để cung cấp chăm sóc sức khỏe cho người mắc Rối loạn phổ tự kỷ như sau:
– Bảng kiểm tra cột mốc phát triển – phụ huynh có thể tham khảo như 1 hướng dẫn để có thể xem xét sự phát triển của con
– Các lớp học/chương trình giảng dạy đào tạo về tự kỷ – được thiết kế để các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (các giáo viên giáo dục đặt biệt, chuyên viên tâm lý,…) có thể xác định, chẩn đoán và quản lý các trường hợp Rối loạn phổ tự kỷ
– Các hướng dẫn và khuyến nghị liên quan đến giám sát, sàng lọc và chẩn đoán phát triển. Các cẩm nang, sổ tay của những trung tâm sức khỏe tinh thần uy tín, trường đại học, tham khảo số tay chẩn đoán và thống kê từ ICD-10, DSM-V,…
Ngoài các nguồn lực về thông tin giáo dục cũng sẽ có những bộ dụng cụ, đồ chơi hay các ấn phẩm truyền thông hướng dẫn về cách giao tiếp, kỹ năng sống cho trẻ có Rối loạn phổ tự kỷ. Và những nguồn lực đó sẽ giúp cho gia đình tận dụng hiệu quả những kiến thức và kỹ năng để có thể hiểu hơn về trẻ và quá trình phát triển của trẻ sẽ thuận lợi hơn sau này.
Nguồn:
[1] Screening & assessment (2023) Autism Research Institute. Available at: https://autism.org/screening-assessment/ (Accessed: 20 December 2023).
[2] Healthcare providers (2022) Centers for Disease Control and Prevention. Available at: https://www.cdc.gov/ncbddd/autism/hcp.html (Accessed: 20 December 2023).
[3] Autism screening (2023) Serin Center. Available at: https://serincenter.com/services/autism-screening/ (Accessed: 20 December 2023).
VIỆN TÂM LÝ VIỆT PHÁP
—————————–