CÁC HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ TRONG GIỜ TRỊ LIỆU NHÓM

Giờ học nhóm có đa dạng các hoạt động cần triển khai và mỗi một hoạt động lại mang đến những lợi ích khác nhau cho trẻ. Với nhóm can thiệp sớm thì hầu hết các kỹ năng nền tảng của trẻ đều còn yếu đặc biệt là sự tập trung chú ý- một kỹ năng không thể thiếu với mỗi đứa trẻ. Sự tập trung không chỉ giúp trẻ tiếp thu được kiến thức nhanh hơn, phân loại thông tin chính xác hơn mà còn giúp trẻ ghi nhớ nội dung tốt hơn rất nhiều từ mọi điều trong cuộc sống.

Ở trong nhóm thật không khó để bắt gặp cảnh mỗi trẻ ngó nghiêng một chỗ hoặc ánh mắt nhìn lơ đễnh. Làm sao để thu hút sự tập trung của trẻ là một mục tiêu cũng không hề dễ dàng. Bởi bố mẹ thử tưởng tượng xem mình dạy con ở nhà đôi khi là một mẹ một con học với nhau mà trẻ còn không tập trung huống chi đây là một nhóm với cả chục trẻ.

Trẻ sẽ bị thu hút bởi điều gì nhất? Đó chính là sự chuyển động hoặc cái gì đó có màu sắc sặc sỡ…Nắm bắt được điều đó giáo viên khi dạy nhóm đã thiết kế những hoạt động nhìn thì “có vẻ đơn giản” nhưng lại thực sự hiệu quả trong việc thu hút trẻ. Đó có thể là những hoạt động như:

+ Trò chơi với rối tay

+ Các đồ chơi có màu sắc  và phát ra tiếng động

+ Lắc đồ chơi để tạo ra tiếng động và giữ cho trẻ tập trung

+ Từ từ di chuyển đồ chơi trên mặt sàn hoặc trên một mặt phẳng

+ Sự phối hợp chuyển động của cả cơ thể người giáo viên và đồ chơi

+ Mô phỏng tiếng các con vật hay tiếng PTGT qua những đồ chơi ngộ nghĩnh.

Bố mẹ cùng nhìn vào những hình ảnh dưới đây để hình dung ra cách giáo viên trị liệu nâng cao sự tập trung chú ý cho trẻ trong giờ nhóm được thực hiện như thế nào nhé?

 

 

Như chúng ta đã biết trẻ phải cảm thấy thích ai đó hoặc những đồ vật nào đó thì trẻ mới có hứng thú học. Lúc bắt đầu trẻ có thể không tập trung lâu nhưng với sự giúp đỡ phù hợp, trẻ sẽ tập trung lâu hơn. Trước khi đặt mục tiêu trẻ có thể tập trung vào sự chỉ dẫn của người lớn và làm việc trong nhóm, tập trung vào một nhiệm vụ và có thể lắng nghe được những hướng dẫn thì chúng ta cần phát triển cho trẻ những giai đoạn đầu tiên của sự tập trung như: Trẻ quay lại để đáp ứng âm thanh, nhìn vào những vật có màu sắc hay có thể nhìn vào người thân như: bố, mẹ… Tiếp đến trẻ sẽ nhìn vào đồ vật trong một thời gian ngắn, nhận biết được âm thanh và trẻ sẽ chia sẻ sự tập trung với bạn.

— Trị liệu viên Nguyễn Thị Hà —

Contact Me on Zalo
0912 218 692