CAN THIỆP VIẾT TAY CHO TRẺ Ở GIAI ĐOẠN SỚM


“”𝑲𝒉𝒊 𝒕𝒂 𝒒𝒖𝒂𝒏 𝒔𝒂́𝒕 𝒎𝒐̣̂𝒕 đ𝒖̛́𝒂 𝒕𝒓𝒆̉ 𝒗𝒊𝒆̂́𝒕 𝒕𝒂𝒚, 𝒕𝒂 𝒄𝒉𝒖̛𝒂 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒄𝒉𝒂̆́𝒄 𝒄𝒉𝒂̆́𝒏 𝒓𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒆̉ đ𝒂̃ 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 đ𝒖́𝒏𝒈 𝒉𝒂𝒚 𝒄𝒉𝒖̛𝒂, 𝒓𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒕𝒖̛ 𝒕𝒉𝒆̂́ 𝒏𝒈𝒐̂̀𝒊 𝒄𝒐́ 𝒐̂̉𝒏 𝒉𝒂𝒚 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈, 𝒕𝒉𝒂̣̂𝒎 𝒕𝒓𝒊́ 𝒍𝒐𝒂̣𝒊 𝒃𝒖́𝒕 𝒕𝒓𝒆̉ 𝒔𝒖̛̉ 𝒅𝒖̣𝒏𝒈 𝒍𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒄𝒐́ 𝒑𝒉𝒖̀ 𝒉𝒐̛̣𝒑?”
Từ đó ta rút ra được rằng:
  • Viết tay là kỹ năng cơ bản mà trẻ được tiếp cận từ rất sớm
  • Mỗi trẻ có khả năng tiếp cận và điều kiện tiếp cận khác nhau
  • Có nhiều yếu tố và thành phần tác động đến khả năng viết của trẻ
  • Việc tầm soát xem trẻ đã đủ điều kiện để sẵn sàng học viết tay hay chưa và cung cấp đúng về viết tay cho trẻ là rất quan trọng
KHÁI NIỆM VỀ CHỮ VIẾT
  • “Chữ viết tay” cũng như ngôn ngữ nói, là một phương tiện để diễn đạt ngôn ngữ và có thể lưu lại lâu dài. Một số người còn gọi là “Ngôn ngữ của tay”. Đố là phương thức mang tính thể chất để diễn đạt suy nghĩ và ý tưởng, cũng là một phương tiện giao tiếp với người khác”.
  • * “Chữ viết tay” – là một cách cụ thể mà người có thể chuyển thể thành bút hoặc bút chì”
  • Do vậy, viết tay là một hình thức giao tiếp hay là sự ghi lại suy nghĩ bằng hệ thống ngôn ngữ biểu tượng và ký tự thông qua việc sử dụng tay cùng với công cụ viết.
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN VIẾT TAY
  1. Cấu trúc và chức năng cơ thể
  • Kỹ năng vận động : Kiểm soát tư thế và thăng bằng, vận động tinh, điều hợp hai tay, sức mạnh cầm nắm
  • Nhận thức và ngôn ngữ : Hứng thú, tiếp thu được sự ghi nhớ, nhận thức được vị trí,…
  • Nhận cảm và cảm giác: Nhận thức về không gian và cơ thể, nhận biết được hình dáng kỹ tự và các chi tiết nhỏ
  • Sự kết hợp các kỹ năng: Kỹ năng kết hợp và sử dụng đồng thời nhiều kỹ năng khác nhau
  • Năng lực, kinh nghiệm : Sự thuần thực khi sử lý tác vụ dựa trên số lần đã thực hiện tác vụ đó
  • Động lực: Mục tiêu hay mong muốn đạt được khi thực hiện tác vụ
2. Các yếu tố môi trường
  • Sự hỗ trợ và các mối quan hện : Trong quá trình làm quen với viết tay, tác động của mối quan hệ với người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô giáo ,…. là vô cùng quan trọng
  • Môi trường vật lý : các tác động từ công cụ viết, bàn ghế, âm thanh, ánh sáng,…
  • Thái độ và sự mong đợi: Ở đây đề cập đến cảm xúc, thái độ hay mong muốn từ những người xung quanh trẻ như bố mẹ, giáo viên … lên trẻ cũng có thể tác độgn đến sự tham gia viết của trẻ.
CAN THIỆP VIẾT TAY
1. Can thiệp về tư thế
  • Chân để thẳng trên sàn hoặc trên bề mặt rộng được nâng cao
  • Trong khi ngồi – phía sau đầu gối ( nhượng chân ) nên cách ghế khoảng 2 ngón tay tránh bị đè
  • Ngồi trên ghế sao cho hông gập khoảng 90 độ với lưng được hỗ trợ chêm lót
  • Khoảng cách thân người tới bàn là khoảng cách một nắm tay
  • Chiều cao bàn cần được điều chỉnh để cẳng tay thoải mái nhất, thân người không bị gù, khom ( bàn quá thấp) hoặc nâng vai/ cánh tay ( bàn quá cao )
  • Bề mặt viết sạch sẽ, bằng phẳng và ngăn nắp.
2. Chiều cao bàn ghế : Bàn nên có chiều cao phù hợp để có thể nâng đỡ cẳng tay và đồng thời dễ dàng di chuyển tay
CAN THIỆP BÚT VÀ CÁCH CẦM BÚT
  1. Hướng dẫn cầm bút
  • Kiểm tra trẻ xem đã sẵn sàng hay chưa ( phát triển theo độ tuổi ) trước khi yêu cầu trẻ viết
  • Cầm bút kiểu “3 điểm linh hoạt” là hiệu quả nhất. Khuyến khích khoảng cách 2cm giữa đầu ngón tay và ngòi bút – khoảng cách này có thể rộng hơn 1 chút với trẻ thuận tay trái. Giữ bút quá gần hoặc quá xa đầu ngón tay hay giữ bút quá chặt cũng có thể gay khó khăn khi trẻ viết
  • Khuyến khích trẻ sử dụng tay không viết để cố định vở/ giấy và điều chỉnh vị trí tay để giữ giấy khi viết xuống dòng.
  • Khi viết. trẻ nên quan sát được ngòi bút của mình để có thể nhìn thấy được chữ trẻ đang viết. Điều này có thể khó khăn hơn với trẻ thuận tay trái.
CAN THIỆP VỀ ÁP LỰC CẦM, NẮM BÚT
  • áp lực vừa phải rất quan trọng cho quá trình viết trôi chảy và giảm nguy cơ đau tay khi đang viết của trẻ
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy như giấy than, bút chì, bút phát sáng … để kiểm soát áp lựa
  • Thử một số bài tập khởi động vật động thô và vận động tinh trước và sau quá trình viết
  • Sử dụng giấy than để bên dưới lớp giấy viết với các mức độ như P2 – sao chép, P3 – bóng mờ, P4 – vô hình
  • Sử dụng bút chì có độ H hoặc B phù hợp để cải thiện tầm nhìn – đặc biệt là trẻ có áp lực cầm bút nhẹ khi viết.
  • Sử dụng bút phát sáng – đèn sáng khi áp lực viết trên giấy lớn hoặc ngược lại.
Phương pháp can thiệp kỹ năng viết tay cho trẻ giai đoạn sớm mang nhiều kiến thức nền tảng thuộc Hoạt động trị liệu thích ứng môi trường và Vật lý trị liệu cấu trúc – chức năng cơ thể. Điều này mang đến cho trẻ sự chắc chắn hơn trong việc cảu thiện kỹ năng viết tay như giảm đau mỏi và cản trở khi viết, cải thiện nét đẹp chữ và tốc độ chữ viết, viết trôi chảy và duy trì được độ bèn khi viết
Nguồn : OT Vietnam
Contact Me on Zalo
0912 218 692