cấp độ

CÁC CẤP ĐỘ TỰ KỶ Ở TRẺ
Rối loạn tự kỷ được chia ra thành các cấp độ từ nhẹ đến nặng. Một số trẻ bị tự kỷ vẫn có kỹ năng học tập và giải quyết vấn đề, trong khi những trẻ khác cần hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày.
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, có sự phân chia cấp độ tự kỷ nhẹ đến nặng đi kèm mức độ hỗ trợ phù hợp:
Cấp độ 1
-Ít quan tâm đến các tương tác xã hội hoặc các hoạt động xã hội.
-Gặp khó khăn khi bắt đầu các tương tác xã hội.
– Gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc trò chuyện.
– Gặp rắc rối với kỹ năng giao tiếp (âm lượng hoặc giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, tín hiệu xã hội).
– Gặp khó khăn trong việc thích nghi với những thay đổi trong thói quen hoặc hành vi.
– Gặp khó khăn trong việc kết bạn.
– Thích sống độc lập.
Cấp độ 2
– Gặp khó khăn trong việc thích nghi với những thay đổi của thói quen hay môi trường.
– Thiếu kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và phi ngôn ngữ.
– Gặp khó khăn kiểm soát hành vi.
– Có những hành vi lặp đi lặp lại gây cản trở cuộc sống hàng ngày.
– Có khả năng giao tiếp hoặc tương tác bất thường với người khác.
– Ích kỷ.
– Cần được hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày.
Cấp độ 3
– Suy giảm ngôn ngữ, rất ít nói.
– Hạn chế giao tiếp, chỉ nói khi cần gì đó.
– Hạn chế tham gia hoạt động và tương tác xã hội.
– Rất khó ứng phó với sự thay đổi bất ngờ đối với thói quen hoặc môi trường.
– Gặp khó khăn lớn trong việc tập trung, chú ý.
– Có những hành vi lặp đi lặp lại, những sở thích cố định không thay đổi.
– Đòi hỏi sự hỗ trợ trong hầu hết các sinh hoạt hàng ngạc
Contact Me on Zalo
0912 218 692