NHỮNG YẾU TỐ THÀNH CÔNG TRONG CAN THIỆP TRẺ
- Can thiệp
Độ tuổi của trẻ đang có nhiều cơ hội: hiện nay các bạn đang ở độ tuổi từ 6 tuổi trở xuống, đó là độ tuổi mà bộ não đang hoàn thiện để trẻ có thể học được rất nhiều thứ, đây là giai đoạn rất quan trọng với các con. Chính vì vậy bố mẹ nên tận dụng thời gian vàng này của các con để can thiệp. Nhiều bố mẹ có suy nghĩ sai lầm là cứ học bình thường và khi con đi họclớp 1, lớp 2 con không hòa nhập được mới đưa con đi can thiệp thì đã muộn vì lúc đó các con đã qua mất giai đoạn vàng để phát triển và lúc đó mới đi can thiệp thì hiệu quả rất thấp, thậm trí không hiệu quả. Nếu con can thiệp đúng độ tuổi, các con có được nền tảng vững chắc về kiến thức, ngôn ngữ và tư duy thì khi các con hòa nhập vào lớp 1 các con sẽ không cần đến đây gặp các cô nữa.
- Thời lượng can thiệp cho trẻ
Thời lượng can thiệp phụ thuộc vào khả năng và mức độ của từng trẻ như:
– Tại trung tâm: trẻ cần được can thiệp ít nhất 2h/ ngày trong đó 1.5h can thiệp cá nhân và 30p tập.
– Tại gia đình: cố gắng sắp xếp thời gian hỗ trợ tại nhà ít nhất 2-3h/ ngày.
– Các giai đoạn dạy trẻ kỹ năng mới: ( cần thời gian đối với trẻ)
Tiếp nhận→ Duy trì→ Thuần thục→ Khái quát.
Thời lượng can thiệp chuẩn:
– ABA: Can thiệp hiệu quả trên trẻ với thời lượng 30-40h/ tuần.
– ESDM: Để áp dụng can thiệp hiệu quả với trẻ cần can thiệp tối thiểu 40h/ tuần,
- Chuyên môn, giáo viên
Chương trình, giáo án, khgdcn.
Kỹ thuật, pp được kiểm chứng.
Giáo viên: được đảm bảo nguồn tuyển đầu vào nghiêm ngặt, tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý, đặc biệt, mầm non… có đủ chuyên môn, nghiệp vụ để làm việc cùng trẻ. Giáo viên dạy nhóm ít nhất 2 năm kinh nghiệm, giáo viên mới được đào tạo bài bản và chuyên sâu.
- Phối hợp, thống nhất chặt chẽ gia đình và trung tâm
→ Gia đình cần nắm rõ mục tiêu, nội dung và lộ trình can thiệp của con từ đó sắp xếp thời gian phối hợp với giáo viên và trung tâm cùng can thiệp cho trẻ. Giúp trẻ khái quát hóa các nội dung đã được học.
→ Gia đình cần kiên trì can thiệp theo lộ trình đã được tư vấn, kiên định để can thiệp trẻ hiệu quả:
+ Gia đình là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của trẻ trong can thiệp.
+ Thường xuyên trao đổi thông tin với PH/ giáoviên qua các kênh khác nhau.
+ Theo dõi sổ để cập nhật tình hình, ôn tập, củng cố kiến thức cho trẻ.
+ Đề nghị cho trẻ đi học đầy đủ và đúng giờ để đảm bảo quá trình can thiệp
- Phụ huynh cần kiên trì theo đuổi mục tiêu cùng các thầy cô đã đặt ra trong giai đoạn 2021- 2022:
→ Bố mẹ cho con một năm kiên trì cùng thầy cô không thay đổi, không bỏ cuộc..
→ Cô tin rằng bằng giờ sang năm tại cuộc họp cuối năm, sẽ có bạn được thông báo tốt nghiệp, sẽ có nhiều bạn chuyển lớp chuyển trình độ…
HÃY CHO TRẺ ĐI HỌC ĐỀU ĐẶN!
- Lợi ích của việc đi học đều đặn:
- Các con tham gia học đầy đủ các buổi và các hoạt động trong nhóm -> các con sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu, kế hoạch can thiệp mà các cô đề ra trong tháng.
- Hình thành thói quen, nền nếp và định hướng cho trẻ đi học đều đặn; kỹ năng tự lập, tự phục vụ trên lớp.
- Trung tâm được đầu tư trang thiết bị phòng ốc đầy đủ, có điều hòa 2 chiều đảm bảo ấm về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, hệ thống phòng học được trải thảm và đảm bảo an toàn đến mức tối thiểu, tránh xảy ra rủi ro về các tai nạn thương tích không may sảy ra trong quá trình an thiệp.
- Đặc biệt trong thời điểm trước và sau Tết, bố mẹ nên cho con đi học đầy đủ để đàm bảo nề nếp và trong tháng này các cô đưa ra nhiều hoạt động ngoại khóa thực tế cho các con trải nghiệm, đây cũng là cơ hội giúp các con phát triển nhiều mặt: Hoạt động làm hoa đào, hoa mai; gói bánh chưng; hội chợ Tết…
- Khi nghỉ Tết xong các con được đàm bảo được học bù đủ số giờ và có giấy GV dạy trẻ ký xác nhận.
- Bất lợi khi trẻ nghỉ học 1-2 buổi hay nghỉ gián đoạn:
Như chúng ta đã biết các trẻ có ảnh hưởng đặc biệt( chậm nói, ..); hội chứng Tự kỷ, trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ và trí tuệ, trẻ mất tập trung… đều không có thuốc chữa khỏi. Sự triển tiến bộ của trẻ chỉ có thể phụ thuộc phát hiện sớm vào thời gian can thiệp liên tục thường xuyên không ngừng nghỉ. Trong năm qua nhiều trẻ đi học chăm chỉ, thường xuyên đạt kết quả rất tốt trong khi nhiều trẻ thì nghỉ không lý do để sau đó đi học bù…dẫn tới KHGDCN theo tháng, theo quý không đạt.
- Khi trẻ nghỉ học gián đoạn( trẻ nghỉ 1 tháng hoặc 2 tháng sau đó quay trở lại học) gây những thiệt thòi cho trẻ như sau:
- Trẻ quên hết các kiến thức, kỹ năng trước đó cô can thiệp. Sau khi quay trở lại, trẻ phải mất thời gian ôn lại kiến thức, thậm chí phải học lại chương trình can thiệp từ đầu.
- Trẻ nghỉ không báo trước, hoặc nghỉ gián đoạn 1,2 tháng, sau khi đi đi học trở lại, TT sẽ phải sắp xếp lịch học mới- với những giáo viên đã dạy quencố định trước đây đã được xếp lịch cho trẻ mới .
- Trẻ đi học trở lại sẽ phải áp dụng mức học phí tại thời điểm trẻ đăng ký đi học trở lại, không được hưởng mức học phí cũ.
- Phụ huynh nên:
- Cố gắng để con không bị gián đoạn khi can thiệp để quá trình can thiệp không bị chậm trễ.
- Luôn cho trẻ đi học đầy đủ để theo kịp chương trình can thiệp bởi chương trình được thiết kế theo tháng, theo quý.
- Trường hợp bắt buộc phải nghỉ, phụ huynh có thông báo trước cho trung tâm; sau khi đi học trở lại hãy đăng ký lịch bù cho trẻ một cách hợp lý nhất.
- Trẻ sau khi đi học lại được xếp lịch học bù đầy đủ cho trẻ.
Để trẻ không bị quên một số kỹ năng – kiến thức đặc biệt khi trẻ nghỉ học vì các lý do khác nhau. Nhiều năm nay, trung tâm luôn sắp xếp vào tạo điều cho các trẻ bù lại giờ học đã nghỉ một cách đầy đủ và chính xác nhất.
- Việc bù lại giờ học được thống nhất và thông báo rõ ràng giữa bộ phận văn phòng với phụ huynh để luôn trung thực lịch bù giờ của trẻ.
- Có phiếu bù giờ ghi rõ: tổng thời gian bù, giáo viên dạy bù ký xác nhận dạy và được dán tại sổ cho trẻ.
- Như vậy, việc bù giờ được kiểm soát chặt chẽ giữa văn phòng trung tâm- phụ huynh và giáo viên.
Trung tâm sẽ luôn xếp lịch học bù của trẻ ngay sau khi trẻ đi học trở lại sau những ngày nghỉ. Vì vậy, quý phụ huynh hãy luôn thường xuyên theo dõi, cập nhật mail, sổ của trẻ và liên hệ với văn phòng nếu chưa nhận được thông tin về việc bù giờ cho trẻ.
Trong năm qua, còn một vài trường hợp phát sinh như: trẻ đang học, gia đình đến đón lúc chưa hết giờ, người đón trẻ nghĩ gia đình muốn đón trẻ về luôn nên dẫn đến việc trẻ bị xuống sớm. Hoặc trường hợp PH đưa trẻ đến muộn không báo VP…làm ảnh hưởng đến giờ can thiệp của trẻ→ Gia đình chú ý báo giờ đón và khi đến muộn cũng như văn phòng chú ý sát sao vấn đề này!