Có nên ép trẻ viết bằng tay phải không?!

CÓ NÊN ÉP TRẺ VIẾT BẰNG TAY PHẢI KHÔNG
**** **** ****

_ Theo ý kiến của nhà giáo dục_
TS. Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng cho rằng giáo viên không nên cấm đoán hay ép buộc trẻ thuận tay trái phải chuyển sang viết tay phải. Việc viết bằng tay trái không ảnh hưởng gì đến quá trình học tập của học sinh cũng như cuộc sống sau này.
TS Vũ Thu Hương giải thích thêm: “Trẻ thuận tay trái thì rõ ràng không tiện bằng thuận tay phải, dù là viết hay làm gì đi chăng nữa. Nhưng khi trẻ đã quen với việc sử dụng tay trái thì mọi sự bất tiện, khó khăn đó trẻ đều có thể tự giải quyết được. Điều mà đứa trẻ thuận tay trái cần là bố mẹ, giáo viên cho phép trẻ sử dụng tay trái để viết.
Trẻ con cần sự tự do thể hiện chứ không cần hỗ trợ quá nhiều. Trẻ cũng không cần mọi thứ quá dễ dàng. Với một đứa trẻ thuận tay trái, chúng sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để được viết bằng tay trái còn hơn là bị đánh mắng, bị bắt ép sử dụng tay phải khi bản thân chúng không thấy thuận tiện”.

Góc nhìn khoa học giải phẫu
Xét theo giải phẫu năng lực hành vi thì não bộ con người được phân ra thành 5 Thùy não:

♦ Thùy Trước Trán (1).
♦ Thùy Trán (2).
♦ Thùy Đỉnh(3).
♦ Thùy Thái Dương(4) .
♦ Thùy Chẩm(5).
Vậy là với Hai Bán cầu não và 5 Thùy não, chúng ta có 10 khoảng não, mỗi khoang điều khiển một ngón tay.
Lần lượt chúng ta sẽ có các vị trí ở thùy não tương ứng với các ngón tay:

Tay Trái với sự chỉ huy của não phải
L1 : Ngón cái- Lãnh đạo, tương tác, lập kế hoạch chiến lược.
L2: Ngón trỏ-Tưởng tượng, hình dung lại sự vật hiện tượng
L3: Ngón giữa- vận hành toàn thân, vận động.
L4: Ngón áp út- Cảm thu âm thanh tiết tấu
L5: Ngón út- Cảm nhận hình ảnh thẩm mỹ

Tay Phải với sự chỉ huy của não trái
R1: Ngón cái- Quản lý, kiểm soát hành vi , tổ chức thực hiện và kỷ luật
R2: Ngón trỏ- Tư duy logic, tính toán, lập luận.
R3: Ngón giữa- Vận hành các ngón
R4: Ngón áp út- Ngôn ngữ
R5: Ngón út- Quan sát, đọc

_ Mối liên kết của 10 ngón tay với não bộ_

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta nên sử dụng kết hợp cả hai bàn tay để hai bán cầu não phát triển toàn diện, đòi hỏi phải luôn luôn làm việc dựa trên sự phổ hợp các chức năng lại với nhau để thực hiện công việc đó. Ví dụ như khi bạn chơi đàn, não bộ sẽ chỉ huy sự vận hành các ngón tay (R3) kết hợp với chức năng cảm thụ âm nhạc (L4) , đó là sự kết hợp cảu 2 chức năng tại hai khoang não của Thùy Đỉnh bên trái với Thùy Thái Dương bên phải. Hay nếu như trước kia người lơn thường bắt trẻ con tập viết bằng tay phải thì nay rất nhiều tài liệu lại cho thấy trẻ viết bằng tay trái thường thông minh hơn, có thành tích vượt trội hơn. Lý do là bởi làm toán vốn là nhiệm vụ của não trái, viết tay phải cũng vẫn là não trái làm việc, não phải khi ấy ranh rỗi quá lại tìm đúng vai trò của nó để làm đó là mơ mộng nghĩ vẩn vơ do đó rất dễ bị mất tập trung khi học. Viết bằng tay trái khiến não phải phải làm việc, vậy là cả hai bán cầu não đều được tận dụng, khả năng tập trung, tư duy sẽ tốt hơn.

Tập viết tay cho trẻ giai đoạn trước khi đi học
Trong giai đoạn này, bé thường bắt đầu vẽ các nét ngang, nét dọc và các đường tròn. Bé yêu của bạn thậm chí có thể nghuệch ngoạch thành hình người hoặc các đồ vật từ những đường thẳng và các hình khối. Đây cũng là lúc trẻ có thể bắt đầu học các chữ cái.

Vẽ nhiều sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng cần thiết để tập viết chữ:
• Dạy con sử dụng các mẩu bút màu và phấn cho tới khi bé biết dùng ngón tay và ngón cái để giữ bút chì.
• Khuyến khích con vạch các đường thẳng đơn giản từ đầu trang đến cuối trang, từ lề trái sang lề phải tờ giấy. Trong quá trình này, có thể sáng tạo ra một câu chuyện để cuốn hút trẻ tham gia. Ví dụ “ Bây giờ con hãy kẻ những đường thẳng để giúp cô gái này tìm ra nhà của mình nhé”. Khuyến khích bé nhìn vào bút màu và vẽ từ đầu đến cuối.
• Tập vẽ các vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ bắt đầu từ đầu trang giấy. Đây là một cách chúng ta luyện chữ cái.
• Khi con đã sử dụng bút màu và bút chì thành thạo hơn, hãy khuyến khích bé vẽ ngườihình que sau đó trưng bày những tác phẩm của bé trên tủ lạnh hoặc trên tường. Bé sẽ cảm thấy tự hào và vô cùng phấn khích.
• Giúp con nhận diện và viết tên mình, bắt đầu bằng viết in hoa chữ cái đầu tiên của tên bé. Khuyến khích con tô theo các chữ cái có trong tên mình rồi sau đó tự viết chúng. Ban đầu, có thể mẹ sẽ phải cầm tay của trẻ để hướng dẫn bé cách đưa nét.
• Giúp con học thứ tự bảng chữ cái. Có thể làm điều này bằng cách vừa đọc chữ cái vừa vỗ tay .
• Tạo cho bé cơ hội viết và vẽ với những chất liệu khác nhau. Ví dụ: vẽ đường thẳng trên cát hoặc bùn, vẽ chữ cái bằng ngón tay, tạo ra các hình 3D khi chơi bột nặn, v.v…Chụp lại những tác phẩm của bé nếu mẹ muốn in và trưng bày.

Rèn viết tay khi trẻ đến trường
Trong suốt 2 năm đầu đi học, bé sẽ học được cách
• Viết chữ cái
• Nhận diện và đánh vần trôi chảy các từ hay dùng.
• Tạo khoảng cách giữa các con chữ
• Viết về những sự kiện thân thuộc
Giai đoạn này, các bé phát triển khả năng viết tay ở những mức độ khác nhau, nhưng đa số trẻ đều thành thục các kỹ năng cơ bản trong vòng 2 năm học đầu tiên ở trường. Từ năm thứ 2 trở đi, bé sẽ được dạy cách viết những câu phức tạp hơn và viết về những trải nghiệm của mình.

Sau đây là một số bí quyết để các bậc cha mẹ khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng viết tay:
Cho bé chỗ để ngồi viết ở nhà. Con cần một chiếc ghế chắc chắn và một mặt phẳng ngang tầm rốn. Nếu bàn bếp quá cao, bạn có thể sử dụng đệm kê mông hoặc cho bé ngồi lên ghế cao hơn, kết hợp dùng dụng cụ đỡ hai bàn chân của bé.
Giúp con viết chữ cái bằng cách viết mờ và yêu cầu bé tô lại theo nét chữ của bạn. Chỉ cho con bắt đầu đặt bút từ điểm nào.
Đọc tên các chữ cái và tập đọc các chữ này với con khi bé đang vẽ hoặc tô chữ.
Tận dụng các cơ hội để luyện bé tập viết. Ví dụ: nhờ con bổ sung các danh mục đồ cần mua khi đi chợ, viết thư cho ông bà, viết thiếp chúc mừng sinh nhật …
Biến việc luyện viết chữ trở thành trò chơi vui vẻ. Dùng gậy vạch các chữ cái thật to trên sàn hoặc trên bờ biển và xếp các chữ cái này bằng vỏ sò.

Các dấu hiệu cho thấy bé gặp khó khăn với việc tập viết
Học kỹ năng viết là quá trình kết hợp các kỹ năng, khả năng và sựam hiểu ngôn ngữ. Nếu bé yêu gặp khó khăn với một trong những kỹ năng trên thì việc học viết của bé có thể sẽ khó khăn.

Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết:
• Đã vào lớp một nhưng vẫn đổi tay liên tục lúc viết hoặc vẽ. Thông thường, đa số trẻ dưới 6 tuổi đã thích dùng một tay để vẽ, tuy nhiên, một số học sinh bắt đầu đi học khi kỹ năng này còn chưa hình thành.
• Viết chậm hoặc rất khó để vẽ đúng các chữ cái. Con của bạn có thể cần hỗ trợ phát triển các kỹ năng vận động để từ đó bé có thể cử động bàn tay linh hoạt hơn.
• Cách cầm bút của trẻ khác lạ so với cách được dạy hoặc không thể giữ chặt bút. Không giữ bút chặt làm hạn chế tốc độ viết của bé, khiến trẻ khó hoàn thành công việc theo dự kiến.
• Không tỏ ra thích thú hoặc né tránh vẽ và viết. Bé yêu rất có thể mất dần hứng thú viết nếu con không tự tin trong việc vẽ tranh hoặc khi con viết không tốt như các bạn.
• Chữ viết lộn xộn. Chữ viết lộn xộn, thể hiện bằng các chữ cái viết ngược, viết không đủ nét, chữ to nhỏ không đều, viết lệch dòng, khoảng cách thất thường giữa các chữ cái hoặc các từ.
• Bé có vẻ không nghe theo hướng dẫn của giáo viên trong khi học viết. Điều này có nghĩa là con bạn không có khả năng tập trung chú ý hoặc hiểu lời của cô giáo.

Nếu cha mẹ nhận ra các biểu hiện này, có khả năng là con bạn không nhìn rõ chữ trên bảng, trong vở hoặc trong sách, hoặc bé cần được hỗ trợ đặc biệt để không bị tụt hậu trong sự phát triển kỹ năng viết.

Một số lưu ý khi nuôi dạy trẻ thuận tay trái
Khi nuôi dạy trẻ thuận tay trái, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau để giúp con phát triển kĩ năng một cách hiệu quả.
1. Để trẻ phát triển tự nhiên, tránh ép trẻ phải lựa chọn tay trái hay tay phải.
2. Hỗ trợ trẻ bằng những đồ dùng dành cho người thuận tay trái như kéo, chuột máy tính…
3. Khi trẻ viết bằng tay trái có thể khó nhìn thấy chữ viết của mình bởi cánh tay của bé đã che ngang khổ giấy. Hướng dẫn trẻ đặt vở chếch sang một bên để góc tay trái ở vị trí cao nhất là bé có thể dễ dàng nhìn thấy những nét chữ và nét vẽ của mình. Nhắc nhở trẻ không bẻ cong cổ tay vì như vậy, thao tác cầm bút sẽ trở nên khó khăn hơn.
4. Sắp xếp ghế ăn hợp lý để trẻ có đủ khoảng cách mà không va chạm vào những thành viên thuận tay phải trong gia đình. Tốt nhất là luôn để trẻ ngồi phía bên ngoài bàn ăn và không có ai ngồi phía bên trái chúng.
5. Bố mẹ nên trao đổi với giáo viên, huấn luyện viên (trong trường hợp trẻ tham gia các môn thể thao) về việc thuận tay trái của trẻ, đảm bảo tất cả mọi người không ai can thiệp vào việc trẻ lựa chọn sử dụng tay nào.
6. Tuyệt đối không bao giờ đùa cợt, chế giễu trẻ thuận tay trái.

 

 

 

Contact Me on Zalo
0912 218 692