Dạy con về phản kháng khi đi học!

Khi loạt bài về CON ĐI HỌC của tôi bắt đầu lên sóng, cũng là lúc vô số những tin nhắn của các mẹ gửi về có chung một nội dung: “Con em chưa biết nói, cho đi học, nếu lỡ bị cô đáɴh hay bạn đáɴh thì làm sao biết kể với mẹ?”. Có mẹ còn hỏi cặn kẽ hơn: “Liệu em có nên dặn con trước nếu bị cô đáɴh hay bạn đáɴh thì về phải mách mẹ không? Chị nghĩ bé có hiểu không?”

Chắc chắn là bé sẽ hiểu. Bé hơn một tuổi đã có thể hiểu được hơn 90% những gì bạn nói với bé hằng ngày. Nhưng xin thưa, rào trước với bé như vậy, mẹ đã vô tình phạm 2 lỗi cơ bản trong quá trình nuôi dạy những đứa bé thông minh và tự lập:
1. Đưa vào đầu bé ý nghĩ rằng đi học có thể bị cô đáɴh hoặc bạn đáɴh. Lớp học trong bé sẽ không chỉ có đồ chơi, những bài học hay, cô giáo hiền, bạn vui vẻ mà sẽ còn có cả bạo lựç. Bé chưa thể hình dung được nhiều kiểu như tại sao lại bị đáɴh nhưng bé sẽ biết đáɴh là đau. Đây là điều tối kị. Không phải chỉ khi mới đi học mà cả quá trình bé đi học, bạn cũng không bao giờ được hỏi con những câu tương tự như: “Ở lớp cô có đáɴh con không?”

2. Làm giảm khả năng tự giải quyết vấn đề, мất tính tự tin, tự lập của bé. Bạn có mong muốn nhìn thấy cảnh bé yêu của mình nước mắt ngắn dài chạy về mách mẹ vừa bị bạn bắt nạt? Sau đó, mẹ sẽ dẫn con đi tìm mẹ của bạn kia để giải quyết vấn đề? Đó là hình ảnh xấu nhất làm thui chột sự tự tin của bé mà tôi không bao giờ muốn mình vướng phải. Có thể vì tôi là mẹ của một bé trai, tôi mong muốn nhiều hơn ở con mình khả năng tự giải quyết vấn đề nhưng tôi tin mình cũng sẽ rất ngưỡng mộ nếu đức tính đó có được ở một bé gái. Vậy nên, nếu có thể, hãy để những đứa trẻ tự gỡ rối cho chính bản thân mình và bố mẹ đừng tham gia nếu sự việc chưa đến mức cần thiết.

Vậy bạn sẽ phải làm gì để đối mặt với cuộc chiến của những đứa trẻ?

Ngay từ lúc có thể di chuyển (trườn, bò), con bạn sẽ bắt đầu có nguy cơ đối diện với những cuộc gây gổ giữa những đứa trẻ với nhau. Nếu bạn đặt một vài đứa trẻ chung một môi trường, chắc chắn sẽ có lúc chúng bắt đầu giành giật đồ chơi, giật tóc, tát bùm bụp vào mặt đối phương. Tôi là một bà mẹ chứng kiến cảnh đó cả ngàn lần khi bắt đầu cho con đi tập gym từ hồi 6 tháng tuổi. Tee đã được thực tập đóng vai ở cả vị trí đáɴh bạn và bị bạn đáɴh. Với những đứa trẻ dưới 1 tuổi, phần lớn các bố mẹ sẽ lao vào gỡ rối, một vài người cười xuề xin lỗi hoặc nói không sao vì coi đó là chuyện bình thường, số ít còn lại tỏ ra tức giận, thậm chí còn tỏ vẻ trách mắng nếu con họ là nạn nhân. Đó là cách cư xử của mỗi người.

Tuy nhiên, khi con bạn đã đến tuổi đi học (trung bình là 18 tháng), bé hoàn toàn có thể tự giải quyết được vấn đề của mình mà không cần đến sự can thiệp của bố mẹ hoặc chỉ nên nhận sự hỗ trợ rất ít.

Nếu như một ngày con đi học về với một vết cắn trên tay, bạn hoàn toàn có thể hỏi con nguyên nhân. Ở tuổi này, nếu đã biết bập bẹ, con sẽ nói được tên bạn đã cắn con. Việc mẹ nên làm bây giờ không phải là đưa con tới lớp gặp mẹ của tác giả vết cắn, hay hỏi con những câu vô nghĩa như: tại sao con lại để bạn cắn? sao con không mách cô? Hãy dạy con làm gì nếu lần sau con bị cắn.

Tôi đã dạy con theo 2 bước sau:
1. ĐÁɴH THỨC SUY NGHĨ CỦA CON.
Thực chất đây chính là phương pháp Giải quyết vấn đề đã được đề cập rất rõ trong cuốn “Cha mẹ giỏi, con thông minh” (Myrna B. Shure), bạn sẽ hỏi con những câu hỏi nhằm gợi lên mong muốn và suy nghĩ tự giải quyết vấn đề của riêng con. Với những em bé dưới 3 tuổi chưa thể nói rõ ràng suy nghĩ của mình, bạn sẽ hướng con bằng những câu hỏi để con có thể trả lời bằng cách gật hoặc lắc.
– Bạn cắn con có đau không?
– Con có muốn bị bạn cắn lần nữa không?
– Con có muốn mẹ dạy con cách để bạn không cắn con không?

Từ đó, con sẽ dần dần hình thành và ý thức lại suy nghĩ của mình về hành động bị bạn bắt nạt.

2. DẠY CON CÁCH PHẢN KHÁNG.
Hãy dạy con nói Không khi con không muốn: Khi con thấy bạn có hành động sắp cắn hoặc làm con đau, hãy nhìn trực diện vào mắt đối phương, giơ thẳng tay về phía bạn, và hét lớn “No!”/ “Không”.

Đây là bước đầu tiên trong quá trình tự vệ. Nếu con đã tỏ rõ hành động không đồng ý bằng lời nói nhưng bạn vẫn không hiểu, vẫn cố tình ĸhiêu ĸhích, vợ chồng tôi thống nhất đồng ý cho con phản kháng. Phản kháng ở đây có thể hiểu là hất tay bạn ra, đẩy miệng bạn ra (nếu bạn định cắn), đáɴh vào tay bạn nếu bạn định cấu…

Đọc đến đây, có thể có nhiều bố mẹ không đồng tình với tôi khi tôi dạy con đáɴh bạn. Cần phần biệt rõ ràng giữa ĐÁNH BẠN và PHẢN KHÁNG. Tôi luôn nhắc nhở con: Con không được làm bạn đau/ không được đáɴh bạn. Nhưng nếu bạn đáɴh con hoặc làm con đau, con hoàn toàn có quyền phản kháng, chống trả.

Cũng như lối sống trong xã hội khi con dần trưởng thành thôi, không thể để con bị đáɴh, bị bắt nạt mà chỉ biết khóc hoặc đứng im chịu trận. Chính những suy nghĩ từ nhỏ sẽ hình thành nên tính cách con sau này. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, nếu bạn nghĩ con còn quá nhỏ để dạy về cách phản kháng đồng nghĩa với việc ngay cả đến khi con đã lớn, bạn cũng sẽ không bao giờ dạy được con.

Tuy nhiên, tâm lý của “kẻ đi bắt nạt” sẽ luôn bị khớp trước những “đứa bị bắt nạt” biết phản kháng, dù chỉ bằng lời nói hoặc thái độ (chưa cần bằng hành động). Vậy nên tôi tin rằng chỉ cần bạn dạy con cách phản kháng bằng lời nói và thái độ dứt khoát, con sẽ không có lần tiếp theo trở thành nạn nhân của những vết cắn, véo nữa.

Phương pháp này cũng có thể áp dụng trong cả cuộc sống hằng ngày, dạy con cách nói Không nếu con không thích bất cứ hành động nào của bất cứ ai..

LỜI KẾT: Nếu bạn thực sự lo sợ con mình trở thành nạn nhân của bạo lựç, hãy dạy con cách để phản kháng, chống trả. Đừng nghĩ rằng con chưa biết nói, chưa biết kể nên không biết làm gì. Con không biết vì bố mẹ không dạy, chỉ thế thôi! Bên cạnh đó, đừng mong muốn có những đứa con ngoan, biết vâng lời, hãy dạy con trở thành những đứa trẻ biết mình muốn gì và phải làm gì để bảo vệ bản thân.

Nguồn: Mẹ Tee

Contact Me on Zalo
0912 218 692