DẠY TRẺ LẬP KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÝ THỜI GIAN

Benjamin Franklin có một câu nói kinh điển “If you fail to plan, you plan to fail”. Lập kế hoạch là bước vô cùng quan trọng để làm bất cứ một điều gì thành công. Trẻ nhỏ cũng như người lớn, nếu không có thói quen lập kế hoạch, chúng mình sẽ luôn quay cuồng trong mối tơ vò “Thời gian đi đâu mà làm mãi không hết?”. Thói quen lập kế hoạch có thể xây dựng cho trẻ từ nhỏ, bắt đầu từ việc lập các kế hoạch hàng ngày. Bà Lynn Meltzer – Tiến sĩ, chủ tịch Viện nghiên cứu về học tập và phát triển Mỹ – từng nói “Các kỹ năng quản lý thời gian, nếu trẻ được dạy từ bé, sẽ trở thành nhân tố thành công cho trẻ sau này”.
🎯️🎯Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian sẽ giúp trẻ:
• Biết đúng giờ
• Hoàn thành các công việc một cách hiệu quả và nhanh nhẹn hơn
• Biết trân trọng thời gian
• Tạo được thói quen tốt, duy trì nhịp sinh hoạt đều đặn
• Giúp trẻ và bố/ mẹ kiểm soát mọi việc một cách dễ dàng và bình tĩnh hơn
• Tránh thói quen trì hoãn
• Cân bằng thời gian hợp lý, làm được nhiều việc hơn.
• Tạo lập tính kỷ luật và trách nhiệm
• Tăng kỷ luật tự thân và động lực tự thân cho trẻ
Vậy thì, lập kế hoạch và quản lý thời gian như thế nào, chúng mình cùng tìm hiểu nhé:
🌳ĐỐI VỚI TRẺ 3-4 TUỔI️🌳
🔑 Nắm được khái niệm về thời gian
Trẻ bắt đầu học được khái niệm về thời gian từ độ tuổi này. Khi trẻ được 3 tuổi, bố/ mẹ giới thiệu cho con về sự thay đổi giữa các mùa, đơn giản chỉ bằng cách cho con đi qua một chỗ đều đặn: Ví dụ như chỗ có cây, để con quan sát được sự thay đổi của cây và thời tiết qua từng năm tháng.
🔑 Nắm được khái niệm về trật tự
Trẻ ở độ tuổi này chưa nhớ được giờ và phút, nên lịch kế hoạch hàng ngày càng đơn giản càng tốt, chủ yếu để trẻ hiểu được tính trật tự của thời gian. Ví dụ: Các việc buổi sáng bao gồm: Ngủ dậy, Đánh răng, đi học… Bố/ mẹ nên trang trí và làm cho bé những hình ảnh bắt mắt để bé nhìn vào là hiểu hoạt động gì để thực hiện, và để trẻ tương tác với thời gian biểu của mình (Tham khảo ảnh ).
🌳ĐỐI VỚI TRẺ TỪ 5 TUỔI TRỞ LÊN️🌳
Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên, trẻ đã có khái niệm về thời gian tương đối rõ rệt. Bố/ mẹ cùng trẻ lên kế hoạch và thời gian theo các bước như sau:
🔑 Bước 1: Tìm hiểu về khái niệm về thời gian
Trẻ bắt đầu học cách nhìn đồng hồ, biết khái niệm giờ, phút, giây và biết cách xem đồng hồ. Bố mẹ có thể mua cho trẻ một đồng hồ đeo tay/ đồng hồ bàn của riêng trẻ để trẻ có thể làm quen và theo dõi thời gian theo ý mình.
🔑Bước 2: Tính toán mỗi hoạt động hết thời gian bao lâu
Bố/ mẹ cùng trẻ tính toán thời gian thực hiện cho công việc của mình. Bố/ mẹ cùng trẻ có thể sử dụng đồng hồ quản lý thời gian như ảnh. Trước khi áp dụng vào thời gian biểu, bố/ mẹ nên cùng trẻ đặt chuông đồng hồ thời gian cho từng hoạt động, để trẻ nắm được khái niệm về khoảng thời gian.
🔑Bước 3: Xác định ưu tiên của các công việc
Bố/ mẹ cần trao đổi trước với trẻ để xác định những việc nào là những việc được ưu tiên nhất và chắc chắn phải làm, những việc nào có mức độ ưu tiên thấp hơn.
🔑Bước 4: Lên kế hoạch hoạt động
Để lên kế hoạch cẩn thận, trẻ cần nắm được bức tranh tổng quan và bức tranh cụ thể về thời gian. Bố/ mẹ hãy cùng con lên kế hoạch tuần (trong tuần có những hoạt động chính là gì, ngày nào học cái gì…? => Bố/ mẹ tham khảo mẫu tại ảnh) và kế hoạch ngày (trong ngày sắp xếp kế hoạch như thế nào) nhé.
Kế hoạch hàng ngày của trẻ có thể làm theo hai cách:
➡️➡️Cách 1: Lập thời gian biểu treo tường
• Bố mẹ chuẩn bị một khổ giấy A0 hoặc dùng bảng nhựa,chia làm 4 cột: Time (Thời gian), To-do (Việc cần làm), Done (VIệc đã làm), Pending (Việc chưa làm xong)
• Bố/ mẹ cùng con trang trí và điền các mốc thời gian chính trong ngày
• Bố/ mẹ cùng con xác định những việc quan trọng nhất trong ngày ứng với mốc thời gian tương ứng: VD 8:30 AM: Đi học
• Bố/ mẹ cùng con viết tên hoạt động cần làm trong ngày vào giấy sticky note, dán lên mục To-do vào mỗi tối trước khi đi ngủ
• Con sẽ tự gỡ giấy sticky note và dán vào mục done sau khi con làm xong, nếu việc nào làm chưa xong, dán vào mục pending và ghi lý do bên cạnh để rút kinh nghiệm vào cuối ngày.
➡️➡️Cách 2: Lập sổ tay thời gian biểu
• Nếu con biết viết tốt, bố/ mẹ giúp con làm sổ tay thời gian biểu để con tự ghi và theo dõi
• Với các mốc quan trọng, ghi bên cạnh 5* về mức độ ưu tiên
• Với mục done, chia làm 3 màu: Xanh – đã làm, Đỏ – chưa làm, Vàng – Đã làm nhưng chậm. Cuối ngày bố/ mẹ kiểm tra lại cùng con để tìm hiểu lý do và rút kinh nghiệm.
‼️Một số lưu ý khi lập thời gian biểu ‼️
• Nhắc nhở hành động của con chứ không chỉ trích con
• Con cần là người tham gia lên kế hoạch và quyết định giờ nào làm việc gì để con có sự kiểm soát về thời gian của mình.
• Con cần nắm rõ được việc nào là ưu tiên. VD nếu như việc đi ngủ lúc 9:00 là ưu tiên, thì trước đó nếu chưa hoàn thành các việc khác thì có thể bỏ qua.
• Trao quyền cho con tự theo dõi và lập kế hoạch ngày hôm sau của mình trước khi đi ngủ, tạo thành thói quen hàng ngày.
• Khuyến khích con hoàn thành nhiệm vụ bằng cách ôm con tán thưởng, hoặc thưởng bằng bảng tích điểm thưởng (Chúng mình sẽ có bài viết cụ thể về cách khen thưởng con).
NGuồn : HAPPY KID
Contact Me on Zalo
0912 218 692