Hành vi gây cản trở là gì?

Hành vi gây cản trợ hay disruptive behavior (DB) là các hành vi gây ra những khó khăn trong quá trình sinh hoạt và học tập của trẻ. DB cũng như các hành vi khác sẽ được duy trì trong điều kiện thích hợp.

Tức là khi hành vi DB xuất hiện, tiếp nối là một kết quả được mong đợi, ví dụ như: sự chú ý của người khác, món đồ chơi yêu thích, dừng làm bài tập … DB có khả năng cao sẽ lại tái diễn. Ngược lại, khi một DB xuất hiện mà không mang lại một kết quả tốt, thậm chí là một điều bất lợi cho trẻ, ví dụ: từ chối, lờ đi, tạm ngưng hoạt động ưa thích … DB sẽ có xu hướng suy giảm trong tương lai.

Chương trình can thiệp để giảm DB hiệu quả là?

Người ta thường cho rằng chương trình can thiệp hành vi chỉ cần tập trung vào việc làm giảm hành vi cản trở đó. Nhưng một chương trình can thiệp thường bao gồm hai thành phần được tiến hành song song:

  • Chiến lược giảm hành vì
  • Quy trình thay thế hành vi.

Như vậy trẻ sẽ học được cách thay thế DB bằng một hành vi phù hợp hơn, từ đó giảm tần suất xuất hiện của DB. Thậm chí một chương trình can thiệp hành vi được cho là có hiệu quả lâu dài hay không phụ thuộc nhiều vào hành vi thay thế.

Do vậy hành vi thay thế cần được lựa chọn kỹ lưỡng và xây dựng phù hợp. Một hành vi được chọn thay thế cho DB cần dựa trên NGUYÊN NHÂN của DB: điều gì làm cho DB xuất hiện, DB có ý nghĩa gì đối với trẻ, và đâu là yếu tố duy trì của DB. Nếu chúng ta chỉ tập trung làm giảm hành vi trẻ tự đánh vào đầu của mình thì sẽ không đủ để hành vi biến mất vì ta chưa hiểu được do đâu hành vi này xuất hiện.

Chìa khoá để thay đổi hành vi hiệu quả là hiểu được “chức năng” của hành vi đó. Có một điều chúng ta cần phải nhận ra là DB không tự nhiên xuất hiện. DB luôn có chủ đích. Ví dụ như một đứa trẻ có hành vi bạo lực để làm giảm căng thẳng hoặc để trốn khỏi một trách nhiệm không mong muốn. DB thích ứng để trở thành một công cụ giao tiếp, để tác động lên môi trường và để đạt được nhu cầu của cá nhân đó.

 

Bởi vì DB giúp đạt được một nhu cầu nào đó nên một chương trình can thiệp tốt sẽ cần dạy cho trẻ được một hành vi thay thế đáp ứng được hiệu quả/nhu cầu tương tự. Nếu hành vi mới này không đủ giúp trẻ đạt được mong muốn, thì một DB khác sẽ xuất hiện hoặc DB sẽ quay trở lại.

Các khó khăn trong việc can thiệp các hành vi DB là gì?

Chúng ta biết được rõ ràng đâu là điều trẻ không được làm, nhưng cái khó hơn là xác định được đâu là điều trẻ NÊN làm.

Việc lựa chọn một hành vi thay thế phù hợp không chỉ dừng ở việc xác định chức năng của hành vi mà còn phải xác định được hành vi mới có cùng chức năng và đó là hành vi mà trẻ có khả năng học được. Và hành vi mới này cần được chia ra thành các bước nhỏ dễ học hơn cho trẻ.

Một khó khăn khác mà ta phải đối mặt trong quá trình can thiệp là Thiếu kiên nhẫn.

DB đã tồn tại qua nhiều năm tháng nên chúng ta không thể mong đợi một chuyển biến xảy ra ngay tức thì được. Dạy một kỹ năng mới là một tiến trình dài hạn, có thể kéo dài nhiều năm. Tiến trình dạy hành vi mới cần được tiến hành cẩn thận từng bước một để trẻ có thể học và duy trì được hành vi, dù chúng ta thường rất có xu hướng dạy một kỹ năng phức tạp liền một mạch. Đi từng bước nhỏ sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Chọn lựa thời điểm để dạy hành vi mới cũng là một lỗi dễ mắc phải.

Thông thuờng “hành vi đúng đắn” sẽ được dạy ngay khi DB xuất hiện. Đây hoàn toàn là một thời điểm sai lầm để dạy, khi trẻ đang nóng nảy và mất khả năng tiếp thu nhất. Người hướng dẫn cũng không đủ bình tĩnh và kiên nhẫn vào thời điểm đó. Việc dạy và học hành vi mới nên diễn ra tại thời điểm mà cả trẻ và người hướng dẫn đều vui vẻ thoải mái và tiếp thu được tốt nhất. Đây được gọi là proactive teaching hay dạy dỗ tích cực.

NGUỒN: PSYCHUB

Contact Me on Zalo
0912 218 692