PHẦN 1: NHỮNG LỖI HỌC SINH THƯỜNG MẮC PHẢI KHI CẢM THỤ VĂN HỌC.

 

1.Hỏi một đằng trả lời một nẻo

Thực sự, dạng đề cảm thụ rất phong phú… Đề bài có thể hỏi con cảm nhận một từ ngữ, một hình ảnh, một biện pháp nghệ thuật hay một câu, một đoạn, một nhân vật, một chi tiết… Tuy nhiên, hầu như các con ít chú ý đến sự khác biệt này. Nhiều khi, đề bài chỉ hỏi cảm nhận 1 từ nhưng các con lại phân tích cả một câu, chỉ hỏi về 1 biện pháp nghệ thuật và tác dụng của biện pháp ấy thì các con lại lạc sang cảm nhận cả 1 đoạn thơ, đoạn văn. Rất ít bạn học sinh tiểu học có năng lực đọc hiểu và trả lời đúng và trúng vào vấn đề được hỏi.

2.Đề bài yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, đoạn truyện, học sinh lạc sang diễn xuôi đoạn thơ hoặc kể lại câu chuyện.

Tiếp xúc và hướng dẫn các con học cảm thụ trên lớp, ở giai đoạn ban đầu, khi yêu cầu học sinh cảm nhận đoạn thơ, mình nhận thấy, các con ít khi biết tìm ẩn ý hoặc ít khi biết phân tích, nhận xét, đánh giá… mà hầu như chỉ kể lại hay diễn xuôi lại nội dung. Điều này dẫn tới tình trạng nhiều khi câu trả lời của các con rất dài nhưng lại chẳng giúp mang lại một điểm nào cho các con.

3.Hỏi cảm nhận về nội dung trong câu nhưng toàn lạc sang kể lể những cái ngoài câu.

Trong các bài kiểm tra đánh giá ban đầu, mình thường hỏi học sinh cảm nhận câu thơ: “Mẹ là đất nước, tháng ngày của con” trong bài “Mẹ ốm” của Trần Đăng Khoa và câu trả lời mình nhận được thường là một đoạn rất dài nói về: Mẹ của em như thế nào…Đây cũng là nhầm lẫn thường gặp nhất của các con.

4.Đọc hiểu sai ý của câu, của đoạn.

Vì các con không bao giờ được rèn lộ trình giúp đọc hiểu đúng và đọc hiểu sâu cho nên việc đọc hiểu sai ý của câu, của đoạn là việc xảy ra với rất nhiều bạn. Ví dụ, cảm nhận về câu: “Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi” thì có những bạn “hào phóng” dành cả nửa trang nói về mẹ mà không nhắc gì đến “quê hương”, đối tượng được nói đến trong đoạn.

5.Không đọc được ẩn ý

Ngôn ngữ văn học không giống như ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ của văn học luôn ngầm ẩn những hàm nghĩa sâu xa mà người đọc phải suy nghĩ thì mới có thể tìm ra. Tuy nhiên, vì không được trải qua một lộ trình đọc ý nghĩa hàm ẩn này cho nên các con ít khi tìm ra được những ý nghĩa sâu sắc ẩn dấu trong thơ văn. Ví dụ, trong một câu thơ đơn giản: “Mẹ là đất nước, tháng ngày của con” thì chỉ khi nào các con hiểu được ẩn ý của tác giả: Mẹ là tất cả, mẹ là cả thế giới, mẹ vô cùng quan trọng với con… thì khi đó các con mới nắm được nội dung quan trọng của câu.

  1. Không tập trung vào nội dung chính mà chỉ mải phân tích nội dung không quan trọng.

Ý chính thì không nhắc đến, ý phụ thì phân tích rõ dài, đây cũng là lỗi phổ biến của các con trong cảm thụ văn học. Một khi không chạm được vào ý chính, ý trọng tâm này thì các con cũng không làm bật lên được giá trị sâu sắc cũng như cái hay của đoạn văn, đoạn thơ.

  1. Diễn đạt lủng củng, không thoát ý.

Việc các con diễn đạt lủng củng, không thoát ý chính là kết quả tất yếu của việc tư duy chưa rành mạch, rõ ràng: trước khi viết, các con chưa hiểu nội dung cũng như ẩn ý, chưa hề ý thức được cái nào là chính cần nhấn vào, cái nào chỉ là phụ có thể lướt qua. Thêm nữa, các con cũng chưa được rèn lộ trình giúp diễn đạt tốt hơn cho nên tất yếu sẽ xảy ra nhiều lỗi trong diễn đạt. Chính vì vậy, đôi khi các bạn viết xong đọc lại câu văn của mình viết cũng không hiểu mình định viết gì…

Cả nhà ạ! Để rèn cho con viết được cảm thụ không phải là dễ dàng mà đó thực sự là hành trình dài, trong đó các con cần được phát triển về tư duy cũng như rèn luyện về cách diễn đạt. Và chắc chắn, nếu giáo viên nào chỉ đi từ việc chữa cho con bài cảm thụ tác phẩm này đến việc chữa cho con bài cảm thụ tác phẩm khác thì cũng rất khó để hình thành năng lực cảm thụ cho con. Hãy giúp trẻ đi một lộ trình đúng hướng và thực sự có hiệu quả, các anh, chị phụ huynh nhé!

(St)

Contact Me on Zalo
0912 218 692