RÈN KỸ NĂNG CHUẨN BỊ CHO TRẺ ĐI HÒA NHẬP

Giai đoạn trẻ bước vào lớp 1 vô cùng quan trọng, sự thay đổi đột ngột thói quen sinh hoạt và môi trường học tập là một trong những khó khăn chính mà trẻ gặp phải. Đối với trẻ đặc biệt thì đây lại là một thách thức lớn với các con. Có rất nhiều hành vi tiêu cực có thể xảy ra trong khoảng thời gian tới như: không viết bài, vẽ linh tinh vào phiếu bài tập, xé sách vở, la hét, đánh, cấu bạn,…Đây là những tình huống các cô nhận được từ phụ huynh hàng năm khi trẻ ra hòa nhập do sự quá tải về thông tin, hạn chế trong kỹ năng và những khó khăn trong ngôn ngữ – giao tiếp đem lại.

                   Học sinh tiền tiểu học tham gia hoạt động phát triển tư duy quan sát – phán đoán , kĩ năng xã hội (Luân                                                                           phiên trong hoạt động, trao đổi trong khi chơi,…) 

                                                                         CƠ SỞ LÊ VĂN LƯƠNG , HÀ NỘI 

  

Đa số trẻ khi ra hòa nhập gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc và tương tác – giao tiếp. Vì vậy dạy con các kỹ năng kiểm soát cảm xúc, phát triển mối quan hệ tương tác – giao tiếp là một trong những mục tiêu hàng đầu các cô đang tích cực đẩy mạnh để giúp trẻ trong giai đoạn ra hòa nhập có thể hạn chế nhất những hành vi không mong muốn xảy ra.
Một số kỹ năng các cô tập trung hỗ trợ khi trẻ đi học Tiểu học:

Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Chơi Hợp Tác Ứng Xử Trong Tình Bạn Kỹ Năng Chế Ngự Cảm Xúc 
  1. Duy trì khoảng cách thích hợp với người khác
  2. Chào hỏi
  3. Ngắt lời như thế nào và khi nào
  4. Nói đúng chủ đề
  5. Nói luân phiên
  6. Bắt đầu một cuộc hội thoại
  7. Hỏi khi bạn không hiểu
  8.  Làm quen với người mới
  1. Rủ người khác cùng chơi
  2. Tham gia chơi với người khác
  3. Thỏa hiệp
  4. Chia sẻ
  5. Luân phiên
  6. Chơi một trò chơi
  7. Ứng xử khi thua cuộc
  8. Ứng xử khi thắng cuộc
  9. Kết thúc một hoạt động vui chơi
  1. Tôn trọng giới hạn cá nhân
  2. Tông trọng quan điểm của người khác
  3. Chia sẻ tình bạn
  4. Dành sự chú ý bằng cách tích cực
  5. Đừng bắt người khác làm theo ý mình
  6. Nhờ người khác giúp đỡ
  7. Khi nào cần mách tội người khác
  1. Giữ bình tĩnh
  2. Trò chuyện với người khác khi buồn bực
  3. Cố gắng khi gặp việc khó khăn
  4. Ứng phó khi phạm sai lầm
  5. Bày tỏ sự thấu hiểu cảm xúc của người khác
  6. Ứng phó với sự trêu chọc
  7. Chấp nhận câu trả lời không
  8. Chấp nhận lời phê bình

 

Trị liệu nhóm nhỏ là một trong những phương pháp hữu ích giúp trẻ đẩy mạnh tính chủ động, phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ, có kỹ năng giao tiếp phù hợp và cải thiện kỹ năng hợp tác đồng thời giúp trẻ phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết phối hợp với bạn để hoàn thành công việc chung qua các hoạt động vui chơi, học nhận thức có yếu tố “team work” như phối hợp ghép tranh theo nhóm, tạo mô hình sản phẩm, kể chuyện sáng tạo, quan sát thảo luận về các loại rau củ quả, tham gia các hoạt động thí nghiệm thú vị,

                                                Hình ảnh : Giờ học nhóm TTH , phát triển ngôn ngữ theo sơ đồ tư duy 

                                                                tại cơ sở 3 – Lê Văn Lương , Thanh Xuân , Hà Nội

 

Với kinh nghiệm nhiều năm hỗ trợ trẻ đi hòa nhập, cô nhận thấy việc chuẩn bị tâm lý, dự trù những tình huống có thể xảy ra với trẻ là nhiệm vụ không thể bỏ qua trong giai đoạn này. Những trường hợp các cô đã lường trước, thông qua trị liệu nhóm nhỏ, con sẽ được cung cấp đầy đủ các kỹ năng, rèn cách xử lý tình huống, biết mình cần làm gì, ứng xử ra sao giúp trẻ4 chủ động, độc lập trong việc giải quyết vấn đề của bản thân.

( Trị liệu viên nhóm Tiền Tiểu Học : Trần Thị  Thu Trang – Trung Tâm Giáo Dục Hòa Nhập Trẻ Em)

Contact Me on Zalo
0912 218 692