RỐI LOẠN GIẤC NGỦ

Vai trò quan trọng của ngủ đủ giấc ở trẻ tự kỷ
– Trẻ cần ngủ đủ để học tốt, trẻ sẽ quên bài đã học nếu mất ngủ.
– Ngủ đủ giấc giúp: giảm stress, quản lý cảm xúc tốt hơn, tăng sự tập trung.
– Ngay cả khi ngủ, các trung khu học tập vẫn hoạt động. Trẻ cần ngủ để ghi nhớ bài học mới ↠ trẻ ngủ đủ giấc có IQ cao hơn trẻ thiếu ngủ ↠ cần ngủ trưa khi can thiệp toàn thời gian.
– Ngủ giúp não của trẻ tự kỷ phục hồi các liên kết/neuron bị tổn thương.
– Trẻ tự kỷ thiếu ngủ ↠ tăng hành vi không mong muốn.
Số giờ ngủ cần đạt
National Sleep Foundation guidelines (http://sleepfoundation.org)

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ

– Tỷ lệ: 50% – 80% trẻ tự kỷ. 1/2 trẻ tự kỷ vị thành niên vẫn còn tồn tại vấn đề này (AAP, 2020).

– Các nguyên nhân nguyên phát (primary sleep problems): rối loạn chu kỳ thức – ngủ (chuyển hóa melatonin không đủ, sự gián đoạn về phát triển dẫn đến ảnh hưởng lên các hệ thống dẫn truyền thần kinh có liên quan đến giấc ngủ, ngưng thở nghẽn tắc lúc ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA, hay gặp ở trẻ dư cân), hội chứng chân không yên (restless legs syndrome, cần xét nghiệm nồng độ dự trữ sắt như ferritin huyết thanh, để loại trừ), hội chứng Smith-Magenis (hiếm). Cần xin khám bác sĩ chuyên khoa về rối loạn giấc ngủ, để làm polysomnography, khi bé có một trong các biểu hiện sau:

  • Thường xuyên ngáy ngay cả khi không bệnh.
  • Trời lạnh cũng đá ga trải giường/mền xuống đất 
  • Một nửa chân rơi ra khỏi thành giường (xem ảnh)
  • Mộng du, khóc mớ 1- 2 lần/đêm
  • Dù đã ngủ đủ thì trẻ vẫn thường không chịu thức dậy.

– Các nguyên nhân thứ phát (secondary sleep problems): táo bón, trào ngược, động kinh, lo âu, rối loạn khí sắc, ADHD, sử dụng màn hình điện tử sát giờ ngủ (làm dopamine luôn trong trạng thái kích hoạt), sử dụng thuốc (đặc biệt là các thuốc hướng thần).

Quản lý rối loạn giấc ngủ

– Để ý các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý đi kèm, cố gắng kiểm soát các vấn đề đi kèm.

– Can thiệp hành vi: thực hành các thói quen ngủ tốt (quan trọng nhất).

Các bước cơ bản

  • Phòng ngủ không có TV.
  • Tắt các nguồn ánh sáng xanh dương (bue light): màn hình điện thoại, ipad,… 1 giờ trước khi ngủ, không sử dụng các thiết bị đó trên giường.
  • Trước khi ngủ không ăn quá no.
  • Phòng ngủ (hay ít nhất là giường ngủ) chỉ được dùng để ngủ, cho trẻ học ở vị trí khác. 
  • Không tập thể dục mạnh 1 giờ trước khi ngủ.
  • Cần có các hoạt động quen thuộc trước ngủ (chừng 30–45 phút). Các hoạt động này cần vui, thú vị (đọc sách, hát, lời chúc). Hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động này. Cần có lời “chúc ngủ ngon” để đánh dấu chuỗi hoạt động đã kết thúc, để trẻ lại một mình (văn hóa Mỹ) trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ (để trẻ hiểu là trẻ không cần phải có người lớn thì mới ngủ được). 

Mẹo

  • Nếu trẻ gọi bạn quay lại hoặc trẻ rời khỏi phòng, hạn chế tiếp xúc nhiều và hướng dẫn trẻ quay lại ngủ.
  • Thực hành nhất quán và đều đặn.
  • Cổ vũ trẻ theo cách tốt nhất: khen ngợi.
  • Cổ vũ trẻ thực hành thói quen ngủ tốt bằng “điểm”, “token” (trẻ ở tuổi teen thích mấy món này). 
  • Visual support: thể hiện các bước bằng hình ảnh, danh sách. 
  • Gặp chuyên gia nếu cần thêm hướng dẫn. 

– Thực phẩm chức năng: melatonin 1 – 6 mg/đêm. Nên bắt đầu bằng liều thấp. Dùng lâu dài có hại không? Câu trả lời là chưa có nghiên cứu*. Nên dùng khi đã loại trừ các nguyên nhân khác. Nói chung nên mang theo loại melatonin mình định xài để hỏi ý kiến bác sĩ cho chắc.

– Dùng weight blanket (loại mền nặng) thì sao? Trong khuyến cáo (2020) của AAN (Viện hàn lâm Thần kinh học Hoa Kỳ) có nói có thể thử, nhưng đừng hy vọng quá, vì hiện tại bằng chứng của loai mền này vẫn rất yếu.

Chọn mua melatonin nào?

– Hiện nay, tại thị trường Âu châu, đã có một loại melatonin rất mới, dạng phóng thích chậm (slow/long-release), tên là Slenyto®. Spectrum News mới đưa tin nói là loại melatonin này có vẻ không gây hại gì khi dùng lâu dài (như đã bàn ở trên, 1/2 trẻ tự kỷ tuổi teen vẫn còn rối loạn giấc ngủ).

– Một lời khuyên từ các bác sĩ của bịnh viên Nhi Boston: nên tìm mua melatonin đạt chuẩn pharmaceutical grade, vì đa số melatonin trên thì trường đều kém chất lượng. Mọi người có thể tìm trên mạng với các từ khóa: melatonin + slow (long)-release + pharmaceutical grade, để coi nơi mình ở có loại nào thỏa mãn nhiều phẩm chất nhất. Xin lưu ý dạng bào chế (loại phóng thích chậm thì không thể có dạng nước, hàm lượng cao quá thì khó chia nhỏ cho trẻ uống,…).

Contact Me on Zalo
0912 218 692