Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng hầu hết quyết định mà chúng ta đưa ra bắt nguồn từ hệ viền.
Nào hãy đưa tay ra nào, gập ngón tay cái vào lòng bàn tay. Sau đó gập 4 ngón tay còn lại tạo thành 1 nắm đấm. Nắm đấm này tượng trưng cho bộ não của bạn. Phần cổ tay là thân nào, tác động tới hơi thở, nhịp tim, các chức năng tự động của cơ thể. Ngón cái tượng trưng cho hệ viền, đây là phần quyết định cảm xúc, khả năng sinh tồn nằm sâu trong não. 4 ngón còn lại thể hiện vùng vỏ não trước trán, đây là phần lý trí, phụ trách quá trình suy nghĩ, phân tích, giải quyết vấn đề.
Rồi
Bây giờ quay ngược dòng thời gian về gặp tổ tiên của chúng mình. Giả sử tổ tiên nhìn thấy sư tử. Theo bạn tổ tiên sẽ làm gì? Phân tích xem con sử tử cách bao xa ? Tính toán xem nên chạy với vận tốc bao nhiêu ?
Tất nhiên là không , lúc đó ngay lập tức nồng độ cortisol dâng cao, adrenaline tăng, nhịp tim và hơi thở nhanh hơn, thâm chí đồng tử giãn ra. Đây là phản ứng khi tổ tiên nhận thấy sự đe doạ. Lập tức bộ não chỉ huy các phản ứng một cách nhanh nhất có thể. Từ đó mà chúng ta có hành động “chiến hay chạy”.
Hay nói chính xác là hệ viền sẽ được kích hoạt nhanh chóng trước một mối đe doạ. cảm xúc mãnh liệt / bản năng sinh tồn sẽ quyết định hành vi của con người ngay thời điểm đó.
Tiếp theo, vậy khi không gặp đe doạ hay ko có cảm xúc nào được kích thích thì sao ?
50.000 là ước tính số lượng thông tin não bộ phải xử lý mỗi ngày. Đây là một khối lượng công việc quá khổng lồ nên bộ não ko thể phụ thuộc vào vùng vỏ não trước trán được, đây là phần não đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Như vậy hệ viền gần như được bật chế độ automatic.
Các nghiên cứu khoa học thần kinh cho thấy phần lớn việc đưa ra quyết định đều bắt đầu từ hệ viền. Chính cảm xúc (chứ ko phải lý trí) là thứ giúp chúng ta đưa ra quyết định mặc dù chúng ta tưởng chúng ta rất lý trí.
Làm thế nào để chúng ta có thể đưa ra quyết định một cách lý trí ?
Thế giới bên ngoài chuyển biến không ngừng, con người giờ đây đối diện với nhiều mối đe doạ xã hội, và bộ não của chúng ta cần thời gian để điều chỉnh.
Trước hết, hiểu và ghi nhớ cách thức hoạt động tự nhiên của não bộ. Hành động của chúng ta được điều khiển bởi cảm xúc/ bản năng là điều hết sức bình thường. Không có gì là xấu xa cả.
Thứ hai, hãy hợp tác với nó. Nhận diện cảm xúc / mối đe doạ. Gọi tên cảm xúc dù ở mức độ cơ bản nhất sẽ tạo ra khoảng cách giữa “bản ngã” và “cảm xúc” , đòi hỏi chúng ta phải tự quan sát mình. Từ đó kích hoạt vùng não trước trán.
Ví dụ, bạn đang khóc vì qá đau buồn, hãy soi gương và chỉ cần gọi tên cảm xúc của mình lúc đó. Đến lần thứ 5 bạn sẽ dần cảm thấy bình tĩnh hơn, vì lúc này vùng não trc trán ko còn bị hệ viền “lấn chiếm diện tích” nữa
Khi hệ viền bị kích động, khả năng suy nghĩ thấu đáo của chúng ta bị giảm sút tới 75%.
Hãy quan sát bản thân. Đặt câu hỏi nhiều hơn cho vùng não trước trán được hoạt động
– Cảm xúc lúc này là gì ?
– Trước đây có cảm xúc này trong tình huống nào? Mình đã quyết định/ hành động như thế nào ?
– Nếu làm lại mình sẽ hành động khác đi như thế nào ? Nếu làm khác đi , kết quả nhận lại có thể là gì ?
Vậy kết lại, để ra quyết định lý trí bạn cần thực hành tự nhận thức bản thân đều đặn. Quan sát nhận diện cảm xúc chính mình. Hiểu rằng đây là cơ chế vận hành tự nhiên của bộ não, đừng xấu hổ nếu phát hiện ra quyết định chưa được lý trí lắm. Tạo cơ hội cho vùng não trước trán được kích hoạt trước khi ra quyết định là okela
—————————————
Nguồn học tập: Sách EQ – Nghệ thuật làm chủ cảm xúc (Kerry Goyette)
Đây là một ghi chú phục vụ cho việc tự học tập/ nghiên cứu và được cập nhật theo thời gian. Ghi chú thể hiện góc nhìn tạm thời của mình nên sẽ không tránh khỏi lập luận thiếu sót. Rất mong nhận được góp ý đóng góp của mọi người tại phần bình luận.