XÂY DỰNG NỀN MÓNG CHẮC CHẮN CHO NGÔN NGỮ

T
👉Tương tác giữa người lớn và trẻ con bắt đầu ngay từ lúc trẻ mới sinh ra. Thông qua tương tác, trẻ sẽ phát triển nhận thức về mọi người xung quanh và thế giới. Tương tác phải tạo cho trẻ cảm giác đó là một hoạt động hứng thú và vui vẻ. Nó giúp trẻ học được kỹ năng giao tiếp không lời như cười, giao tiếp mắt, chơi luân phiên, diễn đạt cử chỉ nét mặt, vốn là nền tảng cho việc học ngôn ngữ sau này.
👉Khi:
Trẻ:
• Rất ít phản ứng với hành động và lời nói của người lớn
• Khó chơi luân phiên với người lớn
• Ít hoặc không có giao tiếp mắt
• Rất ít chủ động tương tác với người lớn như gọi, nói, cười, lôi kéo hoặc lại gần người lớn.
👉Những điều nên làm:
• Để trẻ chọn đồ chơi.
• Ở vị trí với trẻ.
• Sử dụng ngôn ngữ đơn giản.
• Chơi theo cách của trẻ.
• Không hỏi nhiều câu hỏi.
• Nhận xét việc trẻ đang làm.
• Khen trẻ – cho trẻ biết trẻ đang chơi rất tốt.
• Giảm tiếng ồn xung quanh
Mục tiêu ngắn hạn: kế hoạch giáo dục cá nhân
Mục tiêu dài hạn: phát triển kỹ năng tương tác xã hội của trẻ
• Trẻ sẽ chơi cùng với người lớn khoảng 10 phút trong “thời gian đặc biệt” (xem bên dưới).
• Trẻ sẽ chơi cạnh người lớn trong 5 phút
• Trẻ sẽ phát âm / nhìn vào người lớn để thu hút chú ý.
• Trẻ sẽ vẫy tay chào hoặc tạm biệt với người quen.
• Trẻ sẽ biết chơi luân phiên, như chuyền bóng, xếp gạch, chơi trò ghép hình, luân phiên theo vòng, …
• Trẻ sẽ bắt chước cách chơi của người lớn khi họ tham gia vào trò chơi.
• Trẻ sẽ bắt chước động tác của người lớn trong bài hát, trò chơi, truyện tranh.
• Trẻ sẽ cùng hát, vỗ tay, chơi một loại nhạc cụ với người lớn.
• Trẻ sẽ đáp lại bằng lời hoặc bằng động tác khi người lớn cố gắng tương tác với trẻ.
👉Thời gian đặc biệt
Có một cách để giúp trẻ nghe và nói tốt là tổ chức “thời gian đặc biệt” cho trẻ trong 5 – 10 phút, thực hiện 3 lần trong tuần. Đây là thời điểm mà bạn tập trung toàn bộ thời gian vào chơi với trẻ.
👉Làm thế nào để có “thời gian đặc biệt”:
• Tránh xa những nơi ồn ào.
• Cho trẻ chọn đồ chơi trẻ thích, đồ chơi nào cũng được: xe hơi, gạch, tô màu ,…
• Chắc rằng bạn đang ở vị trí ngang tầm với bé, nghĩa là mặt đối mặt.
• Quan sát trẻ thích gì và chơi theo cách trẻ muốn.
• Nói với trẻ về điều trẻ đang làm. Cố gắng đừng đặt quá nhiều câu hỏi. Ví dụ: Thay vì hỏi “Con đang làm gì vậy?”, bạn nên nói “Con đang đẩy chiếc xe nè.”
• Cố gắng dùng ngôn ngữ đơn giản ở mức độ trẻ có thể hiểu được.
• Khen trẻ, cho trẻ biết điều trẻ đang làm là tốt. Ví dụ: “Con tô màu rất đẹp.”
Quan sát những gì trẻ làm. Ví dụ: cách trẻ chơi với đồ chơi như thế nào, những từ hoặc âm trẻ phát ra. Bạn có thể ghi lại những gì bạn quan sát.
👉Trò chơi và các hoạt động phát triển tương tác
👍Những bài hát chào hỏi
• Việc kết hợp những bài hát chào hỏi hoặc chào tạm biệt với tên của trẻ là một cách hiệu quả để phát triển nhận thức của trẻ về bản thân và người khác. Vd: bài Hello, Chào cô cháu về, …
Có thể là đồ họa về văn bản cho biết 'Phát âm Nói Hiểu Vui chơi Nhìn và nghe Tương tác giữa người lớn và trẻ'
Contact Me on Zalo
0912 218 692